De cuong luan van ThS

Chia sẻ bởi Chu Van Kien | Ngày 23/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: de cuong luan van ThS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH VIÊN THUỘC MỘT SỐ CHUYÊN NGÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Tạ Thúy Lan
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Thoa
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
( Sinh lý người và động vật )
Mã số: 60 42 30
NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
Phần 3: Kế hoạch thực hiện đề tài
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.3. Nhiệm vụ của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài

Thanh niên là nguồn nhân lực cho tương lai.
Nâng cao thể lực và năng lực trí tuệ của thanh niên là việc làm cần thiết để tăng chất lượng của nguồn nhân lực.
Các chỉ số về thể lực và trí tuệ không phải hằng định mà thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, các kỳ điều tra. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội; đáng kể nhất là chế độ dinh dưỡng, lượng thông tin và chế độ luyện tập.
1.1. Lý do chọn đề tài

Thực tế cho thấy, chỉ dựa vào kết quả nghiên cứu các đặc điểm về thể lực và trí tuệ của học sinh – sinh viên mới có thể hoạch định được chiến lược, xác định và lựa chọn các phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao, sử dụng nhân lực phù hợp với từng lĩnh vực trong tương lai
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chỉ số thể lực và trí tuệ ở cả trong và ngoài nước.
1.1. Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, từ năm 1975 đến nay đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các chỉ số về thể lực và trí tuệ trên các đối tượng và các địa bàn khác nhau.
Riêng về đối tượng sinh viên năng khiếu – giáo dục thể chất cũng đã có một số nghiên cứu. Song việc nghiên cứu chưa được tiến hành hệ thống, nên chưa tìm ra được quy luật phát triển thể lực, trí tuệ của đối tượng này. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ
của sinh viên thuộc một số chuyên ngành
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội.”
1.2. Mục tiêu của đề tài

Xác định thực trạng một số chỉ số sinh học ( hình thái, thể lực và sinh lý ) và trí tuệ trên sinh viên Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội.
Tìm ra mối tương quan giữa các chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội.
1.3. Nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu một số chỉ số thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, chỉ số Pignet) trên đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các chỉ số chức năng của một số hệ cơ quan, bao gồm hệ tuần hoàn (huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, tần số nhịp tim), hệ thần kinh ( thời gian phản xạ cảm giác - vận động )
Nghiên cứu một số chỉ số trí tuệ (IQ, trí nhớ ngắn hạn) theo lứa tuổi và theo giới tính trên đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Bàn luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Chương 1. Tổng quan tài liệu

1.1. Khái quát về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cơ thể lứa tuổi thanh niên
1.2. Những nghiên cứu về hình thái - thể lực, chức năng sinh lý ở Việt Nam và Thế Giới
1.3. Những nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam và Thế giới
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên một số chuyên ngành ( Điền kinh, Thể dục và Cầu lông ) Trường Đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội có độ tuổi từ 19 đến 21. Tất cả sinh viên được nghiên cứu đều khỏe mạnh, không có dị tật bẩm sinh hoặc bị bệnh mạn tính.
Tổng số sinh viên nghiên cứu là 783 sinh viên, trong đó có 472 sinh viên nam và 311 sinh viên nữ.
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Bảng 2.1. Phân bố của đối tượng nghiên cứu theo tuổi và theo giới tính

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các chỉ số được nghiên cứu
Các chỉ số về hình thái - thể lực (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, chỉ số Pignet)
Các chỉ số sinh lý ( huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, tần số nhịp tim) và thần kinh (thời gian phản xạ cảm giác - vận động)
Các chỉ số về trí tuệ như: chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn.
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
2.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của “Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam”.
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực - hình thái
Các phương pháp nghiên cứu về tầm vóc – thể lực dựa theo tài liệu “Nhân trắc học và ứng dụng trên người Việt Nam” và “nhân trắc học Ecgonomi” .
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực - hình thái
Chiều cao đứng được xác định bằng thước đo có vạch chia đến 0.1cm.
Cân nặng được xác định bằng cân đồng hồ, có vạch chia đến 0,1 kg.
Vòng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực hít vào tận lực và thở ra gắng sức, được đo bằng thước dây không co giãn, chia đến 0,1 cm.
2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực - hình thái
Chỉ số BMI được tính theo công thức
BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao đứng (m)] 2.

Chỉ số Pignet được tính theo công thức:
Pignet = Chiều cao đứng (cm) – [ Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm) ].
2.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về sinh lý
Tần số tim được đo bằng ống nghe tim phổi.
Huyết áp được đo bằng phương pháp Korotkov, dùng huyết áp kế đồng hồ.
Các chỉ số về thời gian phản xạ cảm giác - vận động được đo bằng máy vi tính với phần mềm đồ họa theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự
Phương pháp trắc nghiệm
sử dụng Test Raven
Phương pháp Nichaiev
Trí
tuệ
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về trí tuệ
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số về trí tuệ
Căn cứ vào điểm Test Raven, tính chỉ số IQ theo công thức:
IQ = 15 + 100

Sau đó, đối chiếu chỉ số IQ với tiêu chuẩn phân loại trí tuệ theo bảng phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler .
Bảng phân loại hệ số thông minh của D. Wechsler .
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sử lý bằng toán thống kê, chúng tôi đã tính toán một số tham số để phân tích thể trạng về thể lực và trí tuệ của những sinh viên được nghiên cứu.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên máy tính bằng chương trình Excel và Winword.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu

Dự kiến các kết quả nghiên cứu về các chỉ số nghiên cưú
3.1. Kết quả nghiên cứu về thể lực
3.2. Kết quả nghiên cứu về các chỉ số sinh lý
3.3. Kết quả nghiên cứu về năng lực trí tuệ
3.4. Mối liên quan giữa các chỉ số nghiên cứu
Chương 4. Bàn luận

4.1. Một số chỉ số thể lực của sinh viên
4.2. Một số chỉ số sinh lý của sinh viên
4.3. Năng lực trí tuệ của sinh viên
4.4. Tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận
1.1. Thể lực của sinh viên
1.2. Các chỉ số sinh lý của sinh viên
1.3. Năng lực trí tuệ của sinh viên
1.4. Mối tương quan giữa các chỉ số nghiên cứu
2. Kiến nghị
Các chỉ số về thể lực và năng lực trí tuệ thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau của điều kiện sống. Do đó, cần phải tiến hành định kỳ, thường xuyên và rộng khắp để có dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe và năng lực trí tuệ cho học sinh, sinh viên trong cả nước.
PHẦN 3: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Em xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Van Kien
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)