Đề cương lịch sử 8 học kì II

Chia sẻ bởi Trần Nguyệt Thanh | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề cương lịch sử 8 học kì II thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
-Chủ nghĩa tư bản Pháp đang trên đà phát triển nên cần các nhu cầu về thị trường, nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và nhân công.
-Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, đông dân cư, giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nêu thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để đất nước rơi vào tay thực dân Phá?
- Không có tinh thần đánh giặc, tư tưởng sợ giặc, tư tưởng thất bại chủ nghĩa -> để lỡ nhiều cơ hội có thể đánh thắng kẻ thù.
- Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi ích kỉ của gia cấp và dòng họ nên hoà hoãn, thương lượng với Pháp, kí các Hiệp ước cắt dần đất đai cho Pháp và cuối cùng đầu hàng hoàn toàn
Tại sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh tiêu biểu là Phan Đình Phùng
- Được tổ chức tương đối chặt chẽ
- Thời gian của cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm (1885-1895)
- Quy mô của cuộc khởi nghĩa rộng lớn trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An , Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Cuộc khởi nghĩa thể hiện tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn
- Tự chế tạo được vũ khí theo kiểu súng trường của Pháp
Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm nào khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
- Về mục tiêu khởi nghĩa: không phải là để khôi phục chế độ PK, bảo vệ ngôi vua
- Lãnh đạo và tham gia khởi nghĩa: đều là nông dân
- Thời gian tồn tại: lâu hơn bất cứ một cuộc k/n nào trong PT Cần vương
Nội dung cơ bản của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Điểm tích cực, hạn chế, kết cục, ý nghĩa của các đề nghị cải cách trên?
- Nội dung cơ bản: yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội … của nhà nước phong kiến.
- Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó
- Hạn chế: các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, lẻ tẻm chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của XH VN lúc bấy giờ.
- Kết cục: triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách
- Ý nghĩa: tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ… phản ánh trình độ nhận thức mới của những người VN hiều biết
Thực dân Pháp thực hiện chính sách gì về kinh tế, văn hoá giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối TK XIX của pháp đầu TK XX ?
Những chính sách văn hoá giáo dục của Pháp có phải để ‘‘khai hoá văn minh”cho người Việt Nam hay không? Vì sao?
* Chính sách về kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất…
- Công nghiệp: Tập trung khai thác than, kim loại, đầu tư công nghiệp nhẹ….
- Thương nghiệp; Độc chiếm thị trường…..
- GTVT: Xây dựng các tuyến đường để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự
- Thuế: Chúng đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ
*Chính sách văn hoá giáo dục:
- Duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến
- Mở trường dạy học để đào tạo tay sai….
- Tuyên truyền văn hoá độc hại
*Không, vì:
- Pháp duy trì giáo dục phong kiến để thông qua giáo dục nô dịch, tạo ra lớp người chỉ biết phục tùng nhằm dùng người việt trị người Việt. Trường học mở dè dặt, càng lên lớp cao số học sinh càng giảm, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự phân hoá như thế nào? Thái độ của các giai cấp và tầng lớp đó ra sao?
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự phân hoá sâu sắc, đã xuất hiện nhiều giai cấp và tầng lớp mới:
Giai cấp nông dân chiếm đa số, phải chịu hai tầng áp bức thực dân và phong kiến, đời sống khốn khổ.Ở họ có tinh thần yêu nước mãnh liệt.
Giai cấp công nhân có số lượng ngày càng đông, bị mất hết tư liệu sản xuất, bị chèn áp nặng nề, có tinh tần dân tộc, thinh thần yêu nước mãnh liệt.
Giai cấp địa chủ phong kiến làm chổ dựa, tay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nguyệt Thanh
Dung lượng: 17,47KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)