Đề cương lịch sử 8 HKI, có đáp án, chuẩn KT

Chia sẻ bởi Trần Thiên Thanh | Ngày 17/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề cương lịch sử 8 HKI, có đáp án, chuẩn KT thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI
Môn: Sử 8

1. Lập bảng thống kê về các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả

Tháng 8 năm 1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha

Giữa thế kỉ XVII
Cách mạng tư sản Anh
Đánh bại quân đội nhà vua, vua Sac-lơ I bị xử tử

Nửa cuối thế kỉ XVIII
Cách mạng tư sản ở Bắc Mĩ
Thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, ra đời một quốc gia mới là Hợp chúng Quốc Mĩ

Cuối thế kỉ XVIII
Cách mạng tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

2. Chứng minh giai đoạn nắm quyền của phái Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Giai đoạn nắm quyền của phái Gia-cô-banh là đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII vì:
Sau khi nắm chính quyền, phái Gia-cô-banh và nước Pháp đứng trước khó khăn bởi nạn “thù trong giặc ngoài” đang tràn vào lãnh thổ nước Pháp. Trước tình hình đó, Rô-be-spie cùng với phái Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp nhằm cứu Tổ quốc lâm nguy như:
+ Trừng trị bọn phản cách mạng
+ Chia ruộng đất cho nông dân
+ Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo
+ Quy định mức lương tối đa cho công nhân
Với những biện pháp trên, nạn “thù trong giặc ngoài” được dẹp yên và đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng Pháp.
3. Trình bày ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911?
Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản vì chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
4. Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?
Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868:
+ Về kinh tế: chính phủ đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của gia cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…phục vụ giao thông liên lạc.
+ Về chính trị, xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản và đại tư sản lên nắm chính quyền.
+ Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuấ vũ khí được chú trọng.
Kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868: cuối thế kỉ XIX – XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
5. Vì sao năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
Năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:
Tháng 2/1917, cuộc cách mạng bùng nổ ở nước Nga, mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát. Cuộc biểu tình nhanh chóng chuyển thành khởi nghĩa vũ trang, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga tồn tại song song hai chính quyền: các xô viết (gồm công nhân, nông dân và binh lính), chính phủ lâm thời của gia cấp tư sản.
Nhưng thực chất, quyền lực lại rơi vào tay giai cấp tư sản, vì vậy Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích tiến hành cuộc cách mạng tháng Mười để lật đổ giai cấp tư sản, chấm dứt sự tồn tại của hai chính quyền song song.
6. Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới là gì? Chính sách này đem lại kết quả gì cho nước Nga?
Nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế mới:
+ Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.
+ Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
+ Cho phép tư nhân được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thiên Thanh
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)