đề cương lịch sử 7 học kì i

Chia sẻ bởi Trần Tuyết | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: đề cương lịch sử 7 học kì i thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ I
I/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
1, Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào ?
+ Lãnh chúa phong kiến : là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô : là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
Xuất hiện 2 tầng lớp mới ->Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
2, Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến ?nếu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa?
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được biến thành của riêng mình.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa : là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh địa.
-Đặc điểm trong lãnh địa :
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ( khép kín, tự cấp tự túc)
+ Cư dân : Lãnh chúa và nông nô ( Nông nô phụ thuộc hoàn toàn lãnh chúa )
3, Kể tên các cuộc phát kiến lớn về địa lý ?
+ 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi +1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+ 1492, C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
+ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất .
4,Kể tên các nước ĐNA hiện nay:



5, So sánh xã hội phong kiến ở Phương Đông và phương Tây ?

Phương Đông
Phương Tây

Quá trình hình thành phát triển
-ra đời sớm kết thúc muộn ( từ thế kỷ thứ III TCN đến giữa thế kỷ XIX)
- phát triển chậm
-> bị chủ nghĩa tư bản xâm lược
-ra đời muộn kết thúc sớm ( từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XVI )
- phát triển nhanh.
-> chủ nghĩa tư bản hình thành


Kinh tế
-Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn.
- Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công
-Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong lãnh địa phong kiến.
-Nông nghiệp kết hợp với công thương nghiệp.

Xã hội
- Địa chủ.
- Nông dân lĩnh canh.
- Lãnh chúa phong kiến
- Nông nô.

Phương thức bóc lột
Địa tô


Thể chế nhà nước
Quân chủ chuyên chế
Quân chủ phân quyền

II PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
6.
Thời gian
Tên triều đại
Tên nước
Tên vua đầu tiên (hiệu)
Kinh đô
Hiệu của đất nước

938-967
Ngô

Ngô Quyền
Cổ Loa


968-980
Đinh
Đại Cồ Việt
Đinh Bộ Lĩnh( Đinh Tiên Hoàng)
Hoa Lư
Thái Bình

981-1009
Tiền Lê
Đại Cồ Việt
Lê Hoàn ( Lê Đại Hành)
Hoa Lư
Thiên Phúc

1009- 1226
Lý
Đại Việt
Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ)
Thăng Long
Thuận Thiên

1226- 1400
Trần
Đại Việt
Trần Cảnh (Trần Thái Tông)
Thăng Long


1400
Hồ
Đại Ngu
Hồ Qúy Ly
An Tôn ( thành Tây Đô – thành nhà Hồ- Thanh Hóa


7. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.
-Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ.
+ Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ, dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
8. Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
- Đối nội:
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc: gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi
+ Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt.
Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo
+ Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
+ Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Chămpa.
=>tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)