Đề cương Lịch sử 7 - HKI (có đáp án)

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn Hoài Thương | Ngày 16/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Lịch sử 7 - HKI (có đáp án) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN : Lịch sửä ( ngày thi : 8/12/2009 – thứ 3 )
Sản xuất nông nghiệp thời Lý phát triển như thế nào ? (Bài 12)
Trả lời :
Nhà Lý rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đề ra nhiều biện pháp, khuyến khích nông nghiệp phát triển.
Thủ công nghiệp :
Các nghề thủ công tiếp tục phát triển , kĩ thuật cao, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng.
Thương nghiệp :
Mua bán trong nước và ngoài nước ngày càng mở rộng, phát triển mạnh mẽ.
Bến Vân Đồn là nơi trao đổi, mua bán với nước ngoài.
( Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý phát triển. Nhân dân Đại Việt đủ khả năng xây dựng nền kinh tế tự chủ phát triển.
Giáo dục, văn hoá thời Lý phát triển thế nào ? (Bài 12)
Trả lời :
Giáo dục :
Năm 1070, xây dựng văn miếu dạy học cho con vua
Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài.
Năm 1076, mở Quốc Tử Giám dạy học cho con em quan lại, quý tộc và nhà giàu.
Văn hoá :
Đạo Phật phát triển.
Văn học : chữ Hán phát triển.
Văn hoá dân gian phong phú, đa dạng về thể loại.
Kiến trúc và điêu khắc rất phát triển mang tính cách độc đáo, đa dạng và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc ta, “Văn hoá Thăng Long”.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức như thế nào ? (Bài 13)
Trả lời :
Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm ba cấp :
Cấp triều đình (vua, quan)
Cấp đơn vị hành chính trung gian (lộ, phủ, châu)
Cấp cơ sở (xã)
Bộ máy nhà nước thời Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn thời Lý.
Cấp triều đình :













Cấp đơn vị hành chính trung gian :









Cấp đơn vị hành chính trung gian : xã
Nêu chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng nhà Trần. (Bài 13)
Trả lời :
Chủ trương xây dựng quân đội : “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.”
Quân đội gồm :
Cấm quân
Quân địa phương
Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”
Cử tướng giỏi đóng giữ vị trí hiểm yếu
Thường xuyên kiểm tra việc phòng giữ
Nhà Trần đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần II chống quân Nguyên ? (Bài 14)
Trả lời :
Mở hội nghị “Diên Hồng” và “Bình Than” bàn kế đánh giặc.
Cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến.
Tổ chức tập trận, duyệt binh, đóng giữ những nơi hiểm yếu.
Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ? (Bài 14)
Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng (4 – 1288) và nêu ý nghĩa. (Bài 14)
Trả lời :
Cuối tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chiếm Thăng Long, nhân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, quân Nguyên tìm cách tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta nhưng thất bại, hết lương thực, quân Nguyên bị động. Chúng rút quân về nước bằng hai đường thuỷ và bộ.
Quân ta mai phục ở sông Bạch Đằng.
Đầu tháng 4 – 1288, đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, quân Trần nhử địch vào trận địa mai phục, chờ thuỷ triều rút, quân ta tấn công mạnh từ nhiều phía.
Đoàn thuyền giặc bị đánh tan, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ ba thắng lợi.
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông ? (Bài 14)
Trả lời :
Nguyên nhân thắng lợi :
Tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm chống giặc, bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.
Nhờ vào sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhà Trần.
Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy mà đứng đầu là Trần Quốc Tuấn, ông đã đề ra những chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.
Nhờ vào tinh thần chiến đấu dũng cản, hi sinh của quân đội nhà Trần.
Ý nghĩa lịch sử :
Thắng lợi của ba lần kháng chiến đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Và làm thất bại mưu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn Hoài Thương
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)