Đề cương lịch sử 7 HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Phượng | Ngày 10/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề cương lịch sử 7 HKI thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 7
Câu 1: Kể tên 11 nước Đông Nam Á hiện nay mà em biết ?
Việt nam, Lào, Campuchia, Xingabo, Đông timo, Brunây, Inđônêxia, malaixia, Thái Lan, Mianma, Philipin.
Câu 2: Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
-Từ cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều, thợ thủ công đưa hàng hóa đến những nơi đông người để bán và lập ra xưởng sản xuất, từ đó thị trấn ra đời sau đó trở thành thành phố -> thành thị trung đại xuất hiện.
- So sánh:
Kinh tế lãnh địa
Kinh tế thành thị

-Sản xuất chủ yếu l nông nghiệp.
-Sản phẩm chỉ phục vụ cho tiêu dùng
-> Kìm hãm sự pht triển của xã hội phong kiến.
-Sản xuất chủ yếu là nghề thủ công.
-Sản phẩm để trao đổi, mua bán ( kinh tế hàng hóa) -> tạo điều kiện cho kinh tế phong kiến phát triển.

Câu 3: Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu đã được hình thành như thế nào? :
- Cuối TK V , Người Giec- man đã xâm chiếm đế quốc Rô-ma:
+ Thành lập nhiều vương quốc mới.
+ Chiếm ruộng đất, phong tước vị  lãnh chúa.
+ Nông dân, nô lệ  nông nô.
 Quan hệ sản xuất XHPK ở Châu Âu hình thành.
Câu 4: Nguyên nhân, tác dụng của các cuộc phát kiến địa lí ?
Nguyên nhân: Vào TK XV, Do sản xuất phát triển nên đã nảy sinh nhu cầu về thị trường nguyên liệu, vàng bạc…
Tác dụng: Thúc đẩy thương nghiệp Châu Âu phát triển. Đem lại những nguồn nguyên liệu quý. Tìm ra những vùng đất mới.
Câu 5: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào?
-Nhờ cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu giàu lên lập ra các xưởng thủ công, công ti thương mại, các đồn điền .. họ trở thnh giai cấp tư sản, họ bóc lột kiệt quệ sức lao động của người làm thuê.
- Nông dân bị mất ruộng phải đi làm thuê trở thành giai cấp vô sản
=> Quan hệ sản xuất tu bản chủ nghĩa được hình thành.
Câu 6: Vì sao giai cấp tư sản đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến? Kể tên các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản thời hậu kì trung đại
Giai cấp tư sản là đại diện cho nền sản xuất tiến bộ, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới hình thành , có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về chính trị nên bị phong kiến chèn ép, cản trở sự phát triển của họ. Phong trào Văn hóa Phục Hưng, phong trào cải cách tôn giáo
Câu 7: Luật pháp và quân đội thời Lý được tổ chức ra sao ?
- Năm 1042, bộ luật Hình thư được ban hành với quy định:Bảo vệ vua và cung điện. Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân. Cấm giết mổ trâu bò bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Xử phạt nghiêm khắc kẻ phạm tội.
-Quân đội gồm hai bộ phận: Cấm quan và quân địa phương, gồm nhiều binh chủng: Thủy binh , bộ binh, kỵ binh, tượng binh. Được trang bị vũ khí đầy đủ. Theo chính sách “ngụ binh ư nông”.
Câu 8: Hòan cảnh thành lập nhà Trần? :
Từ cuối TK 12, nhà Lý suy yếu: Nhà nước không chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân. Vua quan ăn chơi sa đọa. thiên tai liên tiếp xảy ra, mất mùa đói kém. Dân nghèo nổi dậy đấu tranh-> Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập.
Câu 9: Thuật lại trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần . Nêu kết quả thắng lợi ? - Tháng 1 năm 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long, ta thực hiện “vườn không nhà trống” giăc Nguyên gặp khó khăn Thoát Hoan rút quân về nước.nhân cơ hội đó ta tổ chức bố trí phản công trên sông Bạch Đằng.
-Tháng 4 năm 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về nước theo sông Bạch Đằng. Ta nhữ giặc vào trận địa mai phục.Cuộc chiến diễn ra quyết liệt
-Kết quả: Giặc bị tiêu diệt tòan bộ, Ô Mã Nhi bị bắt-> đập tan mộng xâm lược của giặc Nguyên.
Câu 10: Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ?
- Sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân.
-Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
-Tinh thần hi sinh quyết chiến của quân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Phượng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)