đề cương lịch sử
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Diệu Huyền |
Ngày 19/03/2024 |
22
Chia sẻ tài liệu: đề cương lịch sử thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Hãy nêu ba cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc. Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì này?
+ Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, quyết liệt, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
+ Kết quả: nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
+ Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các nội dung: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa, thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận quyết chiến chiến lược.
Tên cuộc ĐT, thời gian
Quân xâm lược
Người chỉ huy
Trận quyết chiến chiến lược
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên (TK XIII)
- Kháng chiến chống quân Minh 1407
- Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427
- Nhà Tống
- Nhà Tống
- Quân Mông-Nguyên
- Nhà Minh
- Nhà Minh
- Lê Hoàn
- Lý Thường Kiệt
- Các vua Trần và Trần Hưng Đạo
- Hồ Quý Ly
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi
- Bạch Đằng và ải Chi Lăng
- Sông Như Nguyệt
- Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng..
- Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang
Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV. Tác dụng của những chính sách đó?
- Đối nội:
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
- Đối ngoại:
+ Với các triều đại phương Bắc: quan hệ hòa hiếu, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Với Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
* Tác dụng của những chính sách đó:
- Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giảm bớt sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bắc
Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy…).
- Một số nghề mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài…
- Khai mỏ trở thành một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).
* Sự phát triển của thương nghiệp
Nội thương: Ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương: Thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
Mua: Tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ x-xv
— Do đất nước độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Về phía nhân dân : đã ra sức khai phá đất khoang, mở rộng ruộng đồng các vùng châu thổ ở các sông lớn và vùng ven biến được khai phá, nhiều xóm làng mới được thành lập.
- Về phía nhà nước : có nhiều chính sách, biện pháp để mở rộng diện tích và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
+ Trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, quyết liệt, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
+ Kết quả: nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
+ Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc
Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV theo các nội dung: tên cuộc kháng chiến/ khởi nghĩa, thời gian, quân xâm lược, người chỉ huy, trận quyết chiến chiến lược.
Tên cuộc ĐT, thời gian
Quân xâm lược
Người chỉ huy
Trận quyết chiến chiến lược
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)
- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)
- Kháng chiến chống Mông - Nguyên (TK XIII)
- Kháng chiến chống quân Minh 1407
- Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn 1418 - 1427
- Nhà Tống
- Nhà Tống
- Quân Mông-Nguyên
- Nhà Minh
- Nhà Minh
- Lê Hoàn
- Lý Thường Kiệt
- Các vua Trần và Trần Hưng Đạo
- Hồ Quý Ly
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi
- Bạch Đằng và ải Chi Lăng
- Sông Như Nguyệt
- Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng..
- Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang
Trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV. Tác dụng của những chính sách đó?
- Đối nội:
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân.
+ Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
- Đối ngoại:
+ Với các triều đại phương Bắc: quan hệ hòa hiếu, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Với Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
* Tác dụng của những chính sách đó:
- Tạo được sự đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giảm bớt sự căng thẳng đối với các nước, nhất là phương Bắc
Nêu những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển đạt trình độ cao (dệt, gốm, đúc đồng, làm giấy…).
- Một số nghề mới xuất hiện như khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài…
- Khai mỏ trở thành một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng (nét mới trong kinh doanh).
* Sự phát triển của thương nghiệp
Nội thương: Ở các thế kỉ XVI - XVIII buôn bán trong nước ngày càng phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
Ngoại thương: Thế kỷ XVI - XVIII ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh) đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.
Họ bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng.
Mua: Tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ x-xv
— Do đất nước độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Về phía nhân dân : đã ra sức khai phá đất khoang, mở rộng ruộng đồng các vùng châu thổ ở các sông lớn và vùng ven biến được khai phá, nhiều xóm làng mới được thành lập.
- Về phía nhà nước : có nhiều chính sách, biện pháp để mở rộng diện tích và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Diệu Huyền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)