đề cương kiểm tra học kì 2 sinh 12

Chia sẻ bởi Trần Thị Hương | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: đề cương kiểm tra học kì 2 sinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 12

Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Câu 1. Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?
A. Quần xã. B. Quần thể. C. Sinh quyển. D. Hệ sinh thái.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 3. Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 4. Cá rô phi nuôi ở nước ta sống và phát triển ổn định ở nhiệt độ từ 5,60 C đến 420 C. Chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 200 C đến 350 C. Khoảng giá trị xác định từ 200 C đến 350 C gọi là:

A. Giới hạn sinh thái B. Khoảng thuận lợi
C. Khoảng chống chịu. D. Giới hạn dưới và giới hạn trên.
Câu 5. Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể:
A. Theo chu kì tuần trăng. B. Không theo chu kì.
C. Theo chu kì năm. D. Theo chu kì mùa.
Câu 6: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 7: Khi đánh cá, nếu các mẻ lưới chỉ có cá con, cá lớn rất ít thì ta hiểu rằng
A. Quần thể cá đã rơi vào trạng thái bị khai thác quá mức.
B. Nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.
C. Quần thể cá đang tăng trưởng mạnh kích thước.
D. Nghề đánh cá cần phải tiếp tục khai thác với quy mô lớn hơn.
Câu 8: Ốc bươu đen sống phổ biến ở khắp Việt Nam. Ốc bươu vàng được nhập vào nước ta từ Trung Quốc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh làm cho số lượng và khu vực phân bố của ốc bươu đen phải thu hẹp lại. Tuy nhiên người ta vẫn thấy dạng lai hữu thụ giữa chúng. Quan hệ giữa ốc bươu đen và ốc bươu vàng trong trường hợp này là mối quan hệ:
A. Cạnh tranh cùng loài. B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Khống chế sinh học. D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 9: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:
A. Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.
B. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.
C. Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.
D. Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)