ĐỀ CƯƠNG KÌ 2 NĂM 2015

Chia sẻ bởi Thái Ngọc Ánh | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG KÌ 2 NĂM 2015 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Vật lý ( khối 11) Trương THPT Vĩnh Định
Thống nhất từ chương từ trường đến hết bài thấu kính
I. Lý thuyết:
1. Chương Từ Trường
Câu 1. Từ trường và cảm ứng từ
Câu 2: Từ trường của một số dòng điện đơn giản.
Câu 3: Các khái niệm đường sức từ, từ trường đều, các tính chất đường sức.
Câu 4: Lực Lorent, các tính chất
2. Chương Cảm ứng điện từ
Câu 5: Từ thông? Công thức tính, đơn vị, có những cách nào để thay đổi từ thông?
Câu6: Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?, phát biểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng?.
Câu7. Hiện tượng tự cảm? viết biểu thức tính độ tự cảm của ống dây, suất điện động tự cảm và năng lượng từ trường. Cho một vài ví dụ về hiện tượng tự cảm
3. Chương khúc xạ ánh sáng
Câu 8 Nêu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Phát biểu và viết biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
Câu 9. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Nêu điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần. Ứng dụng
II. Bài tập
Chương từ trường
1. Tính từ trường do dòng điện thẳng sinh ra, tổng hợp từ trường do 2 dòng điện sinh ra
2. Độ lớn lực lorentz, tính bán kính và chu kì chuyển động của hạt mang điện
Chương cảm ứng từ
3. Tính từ thông gửi qua khung dây có 1 và có nhiều vòng dây
4. Tính suất điện động cảm ứng và suất điện động tự cảm, tình dòng điện cảm ứng
5. Tính hệ số tự cảm và năng lượng từ trường trong ống dây.
Chương khúc xạ ánh sáng
6. Tính góc khúc xạ góc tới, tính góc giới hạn phản xạ toàn phần. Tính góc lệch
Chương Mắt và dụng cụ quang học ( Không ra hệ thấu kính)
10. Bài toán về thấu kính hội tụ, phân kì (giới hạn chỉ vật thật). Vẽ ảnh qua thấu kính.
Chương trình 11 Nâng cao( Ngoài các điều nêu trên thì chương trình NC còn thêm
1. Tính mô men lực tác dụng lên khung dây dẫn khi khung dây có dòng điện đặt trong từ trường
2. Suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường.
II. BÀI TẬP ÁP DỤNG: dùng để tham khảo
Bài 1 : Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn có mang dòng điện I1 = 8A, I2 = 6A ngược chiều nhau được đặt trong không khí tại A và B cách nhau 10 cm. Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách hai dây lần lượt là MA = 4 cm; MB=6cm.
Bài 2: Một dây dẫn thẳng dài (vô hạn) đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I = 0,5A chạy qua.
1. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 4cm.
2. Biết cảm ứng từ tại điểm N có độ lớn là 10-6T. Tính khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn.
Bài 3: Một ống dây hình trụ có chiều dài l=20cm, gồm 500 vòng dây, mỗi vòng dây có bán kính R=10cm.Cho π = 3.14.Tính độ tự cảm của ống dây?
Câu 4: Một ống dây thẳng dài , lõi không khí , có hệ số tự cảm L = 0,4 H. Trong thời gian 0,2 s dòng điện trong ống dây giảm đều từ 0,2 A xuống đến 0.
1.Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
2.Biết ống dây dài 20 cm gồm 500 vòng dây. Tính tiết diện của ống dây .
Bài 5: Một hạt mang điện tích q = +1,6.10-19C chuyển động với vận tốc v = 4.106 m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng quĩ đạo của hạt vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Lực Lorentz tác dụng lên hạt đó có giá trị 4.10-12N. Tính cảm ứng từ B của từ trường.
Bài 6 : Dòng điện trong ống tự cảm giảm đều từ 16A đến 0A trong thời gian 0,01s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây có giá trị trung bình là 64A.
a/ Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng từ trường trong ống dây
b/ Biết ống dây gồm 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng 100cm2. Tính chiều dài ống dây.
Bài 7: Một ống dây có chiều dài l = 50cm, tiết diện S = 10cm2 gồm 1000 vòng dây. Biết lõi của ống dây là không khí, xác định độ tự cảm của ống dây.
Bài 8: Một tia sáng gặp một khối thuỷ tinh (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Ngọc Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)