ĐE CUONG HOC KI 2

Chia sẻ bởi lý hồng quyên | Ngày 26/04/2019 | 160

Chia sẻ tài liệu: ĐE CUONG HOC KI 2 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 11
Thời gian làm bài: 90 phút

Cấp độ
Tên
chủ đề
(nội dung, bài, chương)
Nhận biết
(Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Thông hiểu
(Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Vận dụng




Cấp độ thấp
(Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)
Cấp độ cao
(Chỉ ghi số câu/điểm, không ghi nội dung)

I. Phần đọc – hiểu (3.0 điểm)
Trên cơ sở là ngữ liệu văn xuôi, HS vận dụng các kiến thức trên để trả lời câu hỏi.
- Nội dung, hình thức văn bản
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Thao tác lập luận: bác bỏ, bình luậ
-Phương thức biểu đạt
1 câu/ 0.5 điểm
2 câu/ 1.5 điểm
1 câu/ 1.0 điểm


II. Phần làm văn (7.0 điểm)





1. Nghị luận xã hội (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ: nghị luận về tư tưởng đạo lý, nghị luận về hiện tượng đời sống tích hợp với phần Đọc hiểu.


1 câu/2 điểm

2. Nghị luận văn học (5.0 điểm)
- Từ ấy (Tố Hữu)
- Chiều tối (Hồ Chí Minh)
Tràng giang – Huy cận


1 câu/5 điểm

Tổng số câu: …6…
Tổng số điểm: …10…
Số câu: 01
Số điểm: 0.5; tỉ lệ: 5%
Số câu: 02
Số điểm: 1.5; tỉ lệ: 15%
Số câu: 02
Số điểm: 3.0; tỉ lệ: 30%
Số câu: 01
Số điểm: 5.0 tỉ lệ: 50%

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI LẠI MÔN NGỮ VĂN 11
HÈ –NĂM HỌC 2017-2018
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU NGỮ LIỆU (3.0 ĐIỂM)
1. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
+ Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
- Ví dụ: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) và Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) đều thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Các thao tác lập luận
- Thao tác lập luận giải thích:
+ Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
+ Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
- Thao tác lập luận phân tích:
+ Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
+ Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Thao tác lập luận chứng minh:
+ Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng.
+ Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
- Thao tác lập luận so sánh:
+ Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
+ Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
- Thao tác lập luận bình luận:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: lý hồng quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)