Đề cương HKII (Đầy đủ và chính xác)

Chia sẻ bởi Nguyễn Đặng Tấn Tài | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Đề cương HKII (Đầy đủ và chính xác) thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:


Lý thuyết.
Kiểu mảng (Array)
Kiểu mảng có mấy loại ? Trình bày từng loại ?.
Kiểu mảng có hai loại: mảng một chiều và mảng hai chiều.
Mảng một chiều.
Khái niệm: Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cung kiểu. Mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó có một chỉ số.
Quy tắc, cách thức cho phép xác định khi xây dụng và sử dụng mảng một chiều:
+ Tên kiểu mảng một chiều;
+ Số lượng phần tử;
+ Kiểu dữ liệu của phần tử;
+ Cách khai báo biến mảng;
+ Cách tham chiếu đến phần tử.
Mảng hai chiều.
Khái niệm: Mảng hai chiều là một bảng các phần tử cùng kiểu dữ liệu. Có thể xem mảng hai chiều là một mảng một chiều mà các phần tử là mảng một chiều.
Quy tắc, cách thức cho phép xác định khi xây dựng và sử dụng mảng một chiều:
+ Tên kiểu mảng một chiều;
+ Số lượng phần tử;
+ Kiểu dữ liệu của phần tử;
+ Cách khai báo biến mảng;
+ Cách tham chiếu đến phần tử.
Kiểu xâu (String)
Khái niệm: Xâu là dãy các kí tự trong bộ mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu. VD: ‘BD’ , ‘**’ , ‘ ’ , ‘TIN HOC’ , ‘XaU’ , …
Quy tắc, cách thức cho phép xác định:
+ Tên kiểu xâu;
+ Cách khai báo biến kiểu xâu;
+ Số lượng kí tự của xâu;
+ Các phép toán thao tác vói xâu;
+ Cách tham chiếu tới phần tử của xâu.
Kiểu bản ghi (Record)
Khái niệm: Kiểu bản ghi là kiểu dữ liệu có cấu trúc dùng để mô tả các đối tượng có cùng một số thuộc tính, các thuộc tính có thể có kiểu dữ liệu khác nhau.
+ Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản ghi.
+ Mỗi thuộc tính tương ứng một trường.
+ Các trường khác nhau có thể khác kiểu dữ liệu.
Quy tắc, cách thức cho phép xác định:
+ Tên kiểu bản ghi;
+ Tên các thuộc tính (trường);
+ Kiểu dữ liệu của mỗi trường;
+ Cách khai báo biến;
+ Cách tham chiếu đến trường.
Tệp
Vai trò:
+ Lưu trữ lâu dài (đĩa từ, CD, đĩa cứng,… ) và không mất khi tắt nguồn hoặc mất điện.
+ Lượng dữ liệu lưu trữ trong tệp rất lớn và phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
Phân loại:
Xét theo tổ chức dữ liệu có hai loại tệp:
+ Tệp văn bản: là tệp dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo bảng mã ASCII, được phân thành nhiều dòng. Cách truy cập tuần tự. VD: các tệp văn bản (*.txt hay *.doc hay *.docx …)
+ Tệp có cấu trúc: là tệp mà các phần tử được tổ chức theo một cấu trúc nhất định. Cách truy cập trực tiếp. VD: tệp hình ảnh, âm thanh
Xét theo cách thức truy cập có hai loại tệp:
+ Tệp truy cập tuần tự: truy cập đến dữ liệu trong tệp bằng cách bắt đầu từ tệp và đi qua lần lượt tất các dữ liệu trước nó.
+ Tệp truy cập trực tiếp: cho phép tham chiếu đến dữ liệu bằng cách xác định trực tiếp của dữ liệu đó.
Chương trình con
Chương trình con là gì ? Có mấy loại, phân biệt ?
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
Có hai loại trương trình con: hàm (function) và thủ tục (procedure).
Hàm (function) là chương trình con thực hiện thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó. VD:
sin(x) nhận giá trị thực x và trả về giá trị sin(x)
length(x) nhận xâu x và trả độ dài của xâu x,…
Thủ tục (procedure) là chương trình con thực hiện thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó. VD: writeln, readln, delete, insert,…
Lợi ích của việc sử dụng chương trình con ?
Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh.
Hỗ trợ cho việc thực hiện các chương trình lớn.
Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.
Mở rộng khả năng ngôn ngữ.
Thuận tiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
Bài tập.
Kiểu mảng (Array)
Mảng một chiều.
Khai báo biến:
Cách 1. Khai báo trực tiếp (sử dụng cho một biến)
Var : array[
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đặng Tấn Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)