đề cương gdcd 10 hk1 sát nhất

Chia sẻ bởi thái sơn | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: đề cương gdcd 10 hk1 sát nhất thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI GDCD 10

Câu 1: Khái niệm: Chất – lượng của SVHT. Cho VD minh họa. Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như thế nào?
- Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT. Tiêu biểu cho VSHT đó. Phân biệt với SVHT khác. VD: Đường ngọt, chanh chua, muối mặn, gừng cay.
- Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản của SVHT về trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng của SVHT. VD: Đi xe nhanh hơn đi bộ, dân số TQ nhiều hơn dân số VN, 5kg nặng hơn 3kg…
- Em vận dụng quy luật lượng – chất vào học tập rèn luyện như : Chúng ta phải biết kiên trì nhẫn nại, không xem thường việc nhỏ. Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn,. hành động nhất thời, không triệt để tất yếu sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp như mong muốn.

Câu 2: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất?VD
- Cách thức biến đổi của lượng:
+ Lượng biến đổi trước chất
+ Sự biến đổi về chất của SVHT được bắt đầu từ lượng.
+ Lượng biến đổi chậm, từ từ, dần dần.
VD:- Một HS lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện phải trải qua kì thi mới được lên lớp 11
- Nhiệt độ < 100 độ thì chưa hóa hơi, đến 100 độ nước bắt đầu hóa hơi.
- Độ: Là điểm giới hạn trong đó lượng đổi nhưng chất chưa đổi
- Điểm nút: là điểm giới hạn trong đó lượng đổi làm cho chất đổi theo
VD: - HS lớp 10 lên lớp 11, lượng kiến thức, chiều cao , cân nặng, sẽ thay đổi
- Nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi, thì thể tích vận tốc, độ hòa tan của phân tử nước cũng thay đồi.

Câu 3:Thế nào là nhận thức? Nêu các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức. VD.muốn hiểu rõ về SVHT thì em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?
- Nhận thức là quá trình phản ánh SVHT của TGKQ vào bộ não của con người để tạo nên sự hiểu biết về chúng.
- Nhận thức có hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
+ Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác tác động đến SVHT. Từ đó mang lại cho con người hiểu biết đặc điểm bên ngoài của chúng.
VD: Quả cam hình cầu, thanh sắt là kim loại
- Nhận thức lý tính: Lá giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tình mang lại. Nhờ các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp…. từ đó tìm ra bản chất của SVHT
VD: Quả cam: có lượng đường, Vitamin C, dùng làm nước giải khát, có lợi cho sức khỏe….
Thanh sắt: là kim loại dẫn điện, nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy cao, công thức hóa học là Fe, khối lượng 56, sắt sử dụng vào xây dựng công trình….
- Muốn hiểu rõ về SVHT thì em dựa vào quá trình nhận thức nào? Vì sao?: Dựa vào nhận thức lý tính. Vì nhận thức lý tính phân tích chỉ rõ bản chất bên trong của mọi SVHT.

Câu 4: Vận động là gì?Cho biết các hình thức vận động theo trình tự thấp đến cao. cho VD. Một HS lớp 10 qua 9 tháng học tập và rèn luyện thi lên lớp 11.
- Vận động là sự biến đổi hay biến hóa nói chung của các SVHT trong tự nhiên và XH
VD: Xe đang chạy, mây đang bay, trái đất luôn quay quanh trục
- Có 5 hình thức vận động từ thấp đến cao:
+ Vận động: Cơ học là sự di chuyển của các vật thể trong không gian
+ vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản
+ Vận động hóa học: Quá hợp, phân giải các chất
+ vận động sinh học: Sự trao đổi chất với môi trường
+ vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế các xã hội trong lịch sử

Câu 5: Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ?Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất? lấy ví dụ minh hoạ
a. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất (2 diểm)
- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: thái sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)