Đề cương ĐTM dự án khai thác đá vôi

Chia sẻ bởi Trần Thị Phương Thảo | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ĐTM dự án khai thác đá vôi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

GVHD: VŨ VĂN DOANH
LỚP: LĐH1KM2-NHÓM IV
ĐỀ CƯƠNG:
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ LẬP BÁO CÁO ĐTM
DỰ ÁN KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TẠI NÚI HẢI PHÚ- HÀ NAM
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Trần Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Hoà
Hoàng Thị Hiền
Lê Thị Thu Hường
Lê Thị Khuyên
Trần Thị Kim Qanh
Đặng Thị Hoài Dung
DANH SÁCH NHÓM
Những vấn đề chung
Tóm tắt nội dung thực hiện
Điều tra khảo sát môi trường cơ sở
Nghiên cứu tổng hợp để ĐTM, đề xuất biện pháp giảm thiểu và chương trình giám sát MT
Sản phẩm
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Đặt vấn đề
Dự án đầu tư khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại Núi Hải Phú, xã Thanh Hải, Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam với trữ lượng mỏ là: 7.226.436 m3 đá vôi nguyên liệu khoáng và trữ lượng khai thác: 5 781 149 m3
Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP thì dự án thuộc nhóm dự án đầu tư phải lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
2. Phạm vi nghiên cứu
Dự án có vị trí tại núi Hải Phú thuộc địa phận 2 xã Thanh Hải và Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Dự án có diện tích là 12,5ha và được khống chế bởi các điểm tọa độ theo hệ toạ độ VN.2000 kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 30
Vị trí mỏ
II. TÓM TẮT NỘI DUNG
THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu tài liệu
Bao gồm các tài liệu về tài nguyên môi trường, chất lượng môi trường, kinh tế xã hội, chất lượng sống, các quy hoạch phát triển... tại các xã, huyện liên quan đến Dự án; tài liệu về Dự án và các nghiên cứu ĐTM trước đây có liên quan.
2. Điều tra và khảo sát môi trường cơ sở
Các đối tượng điều tra, khảo sát là các đối tượng có khả năng chịu tác động của Dự án bao gồm: chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường con người đang sử dụng, chất lượng sống tại các địa phương thực hiện Dự án.
3. Nghiên cứu lập báo cáo
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở cập nhật các số liệu điều tra, khảo sát tại khu vực thực hiện:
- Đánh giá hiện trạng môi trường
- Dự báo và đánh giá những tác động
- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu và chương trình giám sát môi trường
4. Lập báo cáo
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập có các chương mục phù hợp với các nội dung theo Thông tư 26/2011/TT-BTNMT
5. Hội thảo lấy ý kiến đánh giá tác động và biện pháp giảm thiểu đến Khu vực thực hiện Dự án, hoàn thiện báo cáo.
6. Trình báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền xin phê duyệt
Báo cáo sẽ được giao cho chủ dự án. Đến lượt mình chủ dự án sẽ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định
7. Tiến độ thực hiện
Tiến độ thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ thực hiện song song và đồng bộ với việc thực hiện nghiên cứu thiết kế kỹ thuật của dự án
a) Những căn cứ
- Các văn bản pháp lý liên quan đến Dự án của các cơ quan có thẩm quyền .
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam tháng 11-2005;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 08/12/2011
b) Hệ thống quy trình quy phạm áp dụng
Các Qui chuẩn, Tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường.
8. Những căn cứ, hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng và phương pháp
c) Phương pháp
Phương pháp luận
- Thu thập, nghiên cứu lại các tài liệu liên quan đến môi trường khu vực tiếp nhận Dự án.
- Khảo sát bổ sung, cập nhật những số liệu còn thiếu.
Tiến hành nghiên cứu tác động và xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường
Phương pháp thực hiện
- Việc khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự kiến thực hiện theo các phương pháp chính sau:
- Phương pháp thống kê
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm,
Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp so sánh kết quả đo đạc, phân tích với các Quy chuẩn môi trường Việt Nam
Phương pháp ma trận, danh mục và một số phương pháp đánh giá mức độ tác động môi trường
Phương pháp mô hình hoá
8. Những căn cứ, hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng và phương pháp
III. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ
1. Khảo sát và thu thập tài liệu về đặc điểm khí tượng thuỷ văn, địa hình, địa mạo, địa chất, môi trường sinh vật, môi trường kinh tế xã hội… khu vực Dự án. Đặc biệt vùng mỏ, khu nghiền sàng và các tuyến đường lên mỏ.
2. Chất lượng không khí
a). Thu thập các số liệu
Hạng mục: Thu thập các số liệu về hiện trạng MT không khí mới nhất của các địa phương và các dự án khác đã thực hiện trong khu vực dự án.
b) Đo đạc bổ sung
Hạng mục: Bụi lơ lửng, , CO, NO2, SO2, các yếu tố vi khí hậu Địa điểm: Tại 4 vị trí gồm:
Điểm 1: Chân núi phía Đông Bắc mỏ,
Điểm 2: Ruộng lúa phía Đông mỏ.
Điểm 3: Chân núi giáp khu dân cư thôn Hải Phú .
Điểm 4 : Đường vào mỏ .
Phương pháp: Theo quy chuẩn của Bộ TNMT (QCVN05: 2008/BTNMT) và các hướng dẫn tương ứng của ISO, SEV, WMO, đo mẫu trong ngày tính theo nồng độ trung bình 1 giờ từ 6 giờ đến 22 giờ (12ốp/ngày x 4 vị trí).
3. Đo đạc mức ồn, rung
Hạng mục: LAeq, LAmax và LA50. rung.
Địa điểm: Tại các điểm đo khí nêu trên (4điểm ).
Phương pháp: Quan trắc 6 giờ đến 22 giờ trong ngày (12 ốp/điểm đo, 1h/ốp). Theo quy chuẩn của Bộ TNMT (QCVN26: 2010/BTNMT)
4. Khảo sát, thu thập số liệu về chất lượng nước mặt
a) Điều tra thu thập về chất lượng nước mặt
Thu thập những số liệu mới nhất liên quan tới chất lượng nước mặt bao gồm các thông số về thuỷ hoá và các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm.
Điều tra những đặc trưng của nguồn nước mặt, hiện trạng sử dụng nước và thuỷ lợi.
b) Phạm vi, phương pháp và hạng mục đo đạc về chất lượng nước mặt
Phạm vi: Trong mỏ và lân cận khu vực Dự án.
Phương pháp: Lấy mẫu và phân tích theo QCVN 08 :2008/BTNMT về quan trắc chất lượng nước mặt.
b) Phạm vi, phương pháp và hạng mục đo đạc về chất lượng nước mặt
Hạng mục: Độ pH, TSS, DO, NO3-, N02-, NH4, BOD5, COD, CN, tổng N, tổng P, một số chỉ tiêu kim loại nặng độc hại (Pb, Cd, As, Hg, Cr, Ni, Fe), coliform, E.Coli .
Địa điểm : Tại ao hồ trong khu vực Dự án lấy từ 1 đến 2 mẫu
5. Chất lượng nước ngầm
a) Điều tra, thu thập số liệu chất luợng nước ngầm
Thu thập những số liệu liên quan mới nhất tới chất lượng nước ngầm với các thông số về thuỷ hoá và các chất gây ô nhiễm.
b) Đo đạc các thông số về chất lượng nước ngầm
Hạng mục: Đo đạc các chỉ tiêu: pH, độ cứng, TSS, DO, NO3-, SO42-, NH4, NO2­, kim loại nặng (Pb, Hg, Mn, Fe, Cd, As), E coli,
Phạm vi: Tại giếng trong khu dân cư gần Dự án.
Phương pháp: Theo QCVN :09-2008/BTNMT. Mỗi vị trí lấy 01 mẫu, kèm theo điều tra mực (lưu lượng) nước ngầm.
6. Chất lượng đất
a) Thu thập số liệu về chất lượng đất
Thu thập những số liệu mới nhất liên quan tới chất lượng đất.
b) Đo đạc các thông số về chất lượng đất
Hạng mục: Lấy mẫu đất, phân tích các thông số pH, hàm lượng chất hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, độ chua, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Phạm vi: Tại các vị trí đất canh tác nông, lâm nghiệp; gần khu vực Dự án(2điểm, mỗi điểm lấy 01 mẫu).
Phương pháp: Lấy mẫu đến độ sâu 0,25 cm tính từ bề mặt.
Vị trí lấy mẫu
7. Điều tra, thu thập số liệu về hệ sinh thái Khu vực
Hạng mục:
Thu thập những số liệu liên quan mới nhất đến hệ sinh thái vùng núi đá vôi
Điều tra về hệ sinh thái gồm: đặc điểm các hệ sinh thái, phân bố của hệ động thực vật, tổng quan về tính đa dạng của các loài.
Phạm vi: Toàn bộ khu vực Dự án và lân cận
Phương pháp: Khảo sát thực địa, phỏng vấn, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu, phân tích bản đồ động thực vật trong vùng.
8. Hệ sinh thái nông lâm nghiệp
Hạng mục: Đánh giá, phân tích năng lực sản sinh của các tài nguyên trong vùng sinh thái nông nghiệp
Phạm vi: Toàn bộ khu vực Dự án và mở rộng ra xung quanh 100 m từ biên Dự án.
Phương pháp: Khảo sát thực địa, phỏng vấn, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu.
9. Kinh tế xã hội
a) Thu thập số liệu về kinh tế xã hội
Hạng mục: Các số liệu liên quan đến tình hình kinh tế xã hội mới nhất.
Phạm vi: Dự án thuộc phạm vi xã Thanh Hải và Thanh Nghị huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
Phương pháp: Khảo sát thực địa, phỏng vấn, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu
b) Điều tra kinh tế xã hội và tham vấn cộng đồng
Hạng mục:
Đặc điểm kinh tế xã hội, văn hóa dân tộc vùng dự án đi qua.
Sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan.
Tham vấn cộng đồng tại các địa phương có dự án đi qua
Phạm vi: xã Thanh Hải và Thanh Nghị huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
Phương pháp: Khảo sát thực địa, phỏng vấn, lập phiếu điều tra, thu thập số liệu
IV. NGHIÊN CỨU
TỔNG HỢP ĐTM,
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU
VÀ CHƯƠNG TRÌNH
GIÁM SÁT MT
1. Nghiên cứu về dự án
+ Chủ đầu tư:
+ Trữ lượng mỏ
+ Công suất khai thác:
+ Tuổi thọ của mỏ
+ Các giai đoạn chính của dự án
+ Hệ thống và công nghệ khai thác
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
Đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất.
Hiện trạng các thành phần môi trường không khí, ồn, đất, nước.
Hiện trạng tài nguyên sinh thái và hệ sinh thái nông lâm nghiệp.
Hiện trạng kinh tế, xã hội, sử dụng đất, văn hoá lịch sử, giao thông…
3. Đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường
Đánh giá tác động do giải phóng mặt bằng, chiếm dụng đất .
Đánh giá tác động đến hệ sinh thái tự nhiên.
Đánh giá tác động đến hệ sinh thái nông lâm nghiệp.
Đánh giá tác động đến các thành phần môi trường không khí trong 2 giai đoạn
Đánh giá tác động đến các thành phần môi trường nước trong 3 giai đoạn
Đánh giá tác động đến các thành phần môi trường đất trong 3 giai đoạn
Đánh giá tác động do tiếng ồn trong 2 giai đoạn
Đánh giá tác động do chấn động, sóng đập không khí và đá bay do nổ mìn trong giai đoạn khai thác mỏ
Đánh giá tác động do chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại trong 3 giai đoạn
Sự cố môi trường: Tai nạn lao động, sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành mỏ
4. Đánh giá các tác động của Dự án đến môi trường kinh tế xã hội
Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước, đất đến cộng đồng dân cư trong 3 giai đoạn
Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến cộng đồng dân cư trong 2 giai đoạn
Đánh giá tác động của sự có mặt Dự án đến an ninh trật tự xã hội, hệ thống đường xá, cầu cống
5. Các biện pháp giảm thiểu
Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm dụng đất, cây trồng
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi, tiếng ồn, độ rung trong 2 giai đoạn.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong 3 giai đoạn
Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất và chất thải rắn trong 3 giai đoạn.
Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông, lâm nghiệp.
Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường: Phòng chống cháy nổ, phòng chống sạt lở, khắc phục sự cố môi trường
Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội
Biện pháp an toàn lao động
6. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
a) Chương trình quản lý
Xác định đối tượng đối tác động
Xác định khu vực ảnh hưởng
Xác định loại tác động. biện pháp giảm thiểu
Xác định nguồn kinh phí, thời gian tiến hành, người chịu trách nhiệm
b) Chương trình giám sát môi trường
- Xác định cơ quan giám sát môi trường
- Xác định nội dung giám sát
+ Giám sát môi trường
+ Giám sát tiếng ồn
+ Giám sát chất lượng nước
+ Giám sát tình trạng sức khỏe và an toàn lao động
- Dự toán kinh phí giám sát môi trường.
7. Kết luận và kiến nghị
V. SẢN PHẨM
Các số liệu thu thập, đo đạc về các nội dung nghiên cứu, khảo sát môi trường bao gồm các bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, ảnh, số liệu , kết quả phân tích...
- Các chuyên đề về:
+ Hiện trạng MT
+ Đánh giá các tác động của Dự án
+ Các biện pháp giảm thiểu
+ Tham vấn ý kiến cộng đồng
+ Chương trình quản lý môi trường, và giám sát môi trường.
Tập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoàn thiện của dự án và các phụ lục kèm theo đảm bảo chất lượng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
DỰ TOÁN KINH PHÍ
THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM
Thank for listening !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)