DE CUONG DIA LY HKI-l4
Chia sẻ bởi Ngô Thị Thu Thủy |
Ngày 09/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: DE CUONG DIA LY HKI-l4 thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
BÀI 1: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
1, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
+ Trồng trọt: Trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, … trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc …
+ Khai thác khoáng sản: A-Pa-tít, đồng, chì, kẽm, ….
+ Khai thác lâm sản: Gỗ, mây, nứa, …
2, Nêu những khó khăn của giao thông đường núi?
TL: Khó khăn của giao thông đường núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sạt, lở vào mùa mưa.
* Ghi nhớ:
Nghề nông nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn. Họ trồng lúa ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, … trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra, ở đây còn có các nghề thủ công (dệt, thêu, đan, rèn, đúc, …) và khai thác khoáng sản.
BÀI 2: TRUNG DU BẮC BỘ.
1. Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ?
TL: Đặc điểm tiêu biểu về địa hình của Trung du Bắc Bộ là:
- Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như .
2, Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ?
TL: Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ là.
- Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
- Trồng rừng và cây công nghiệp được đẩy mạnh
3, Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
TL: Tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ là: Che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đanh bị xấu đi.
4, Nêu quy trình chế biến chè?
TL: Quy trình chế biến chè: 1. hái chè, 2.Phân loại chè, 3. Vò, sấy khô, 4. Các sản phẩm chè.
* Ghi nhớ: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các định tròn, sườn thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Đất trống đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc, trồng cây công ngiệp lâu năm và trồng cây ăn quả.
BÀI 3: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
1, Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên?
TL: Một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên là:
- Sử dụng sức nước sản xuất điện
- Khai thác gỗ và lâm sản.
2, Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất?
TL: Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất là: Cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý…
3, Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
TL: Cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng lại để tránh xói mòn. Hạn hạn, lũ lụt và bảo vệ môi trường và sinh hoạt của con người.
4, Hãy nêu đặc điểm của các con sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó?
TL: - Đặc điểm: Có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.
- Ích lợi: Người dân tận dụng sức nước để chạy tua bin sản xuất điện phục vụ đời sống con người.
5. Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
TL: Rừng rậm nhiệt đới: Rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng …
- Rừng khộp: Rừng rụng lá mùa khô.
6. Kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên?
TL: Các con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên là: Sông xê Xan, Sông XRê Pôk, Sông Đồng Nai.
7. Nêu nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá?
TL: Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lí và tập quán du canh du cư.
* Ghi nhớ: Ở Tây Nguyên, sông thường nhiếu thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện. Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ, các lâm sản quý khác. Cần phải bảo vệ, khai thác rừng hợp lí và trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
BÀI 4: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
1. Hãy nêu vị trí của Đà Lạt?
TL: Đà Lạt thuộc vùng đất Tây Nguyên nằm ở cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1500
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Thu Thủy
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)