đề cương địa

Chia sẻ bởi nguyễn thanh thương | Ngày 16/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: đề cương địa thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ LỚP 7

I.CHÂU MĨ
1. Những đièu kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoà Kì và Ca-na-da phát triển đạt trình độ cao ?
* Những đièu kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoà Kì và Ca-na-da phát triển đạt trình độ cao
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất đai màu mỡ điện tích đất rộng, khí hậu đa dạng
- Trình độ khoá học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng những độ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào việc tuyển chọn và lai tạo giống vật nuôi và cây trồng thích nghi với điều kiện sống tốt và năng suất cao
- Sản xuất theo quy mô lớn đạt tình độ cao , chuyên môn hoá cao
- Tỉ lệ người lao động tháp nhưng sản lượng cao
2. Đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ. So sanh đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ với đặc điểm địa hình lục địa Bắc Mĩ
* Đặc điểm địa hình lục địa Nam Mĩ
Nam Mĩ có ba khu vực địa hình. Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp. ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ. Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp. * So sánh đặc điẻm địa hình của lục địa Nam Mĩ với đặc điểm địa hình lục địa Bắc Mĩ
— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp. - Khác nhau : + Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên. + Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ. + Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.




II.CHÂU ĐẠI DƯƠNG
1. Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtraay-li-a có khí hậu khô nóng?
- Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.
2. Đặc điểm dân cư của châu đại dương
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2).
- Người bản địa chiếm 20% ( gồm người Ô-tra-lô-ít, người Mê-la-nê-diêng, người Pô-li-nê-diêng.)
- Người nhập cư chiếm 80% dân số(con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá từ thế kỷ XVIII. Gần đây, có người nhập cư đến từ các quốc gia châu Á.)
- Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia. - Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân. III.CHÂU ÂU
1.Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thanh thương
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)