đề cương địa 12 hk1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tài Ngân | Ngày 26/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: đề cương địa 12 hk1 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Bài 11
So sánh sự khác biệt giữa thiên nhiên phía B và phía N và nguyên
               nhân của sự khác biệt đó
a. Nguyên nhân
- Sự phân hóa B – N chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Góc nhập xạ tăng từ B vào N => Nhiệt độ cũng tăng từ B vào N
- Bên cạnh đó còn có sự tham gia của địa hình đăc biet day bach mã và hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa ĐB làm cho sự phân hóa B – N càng sâu sắc thêm
b. Biểu hiện của sự phân hóa B – N
*  Phần lãnh thổ phía B (từ dãy Bạch Mã trở ra)
Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Khí hậu nhiệt đới: to TBn: > 20oC, ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, có 3 tháng to < 18oC, mùa đông lạnh kéo dài, biên độ nhiệt năm lớn
- Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có nhiều loài ôn đới: sa mu, pơ mu, thông…
* Phần lãnh thổ phía N (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa
- Khí hậu quanh năm nóng: to TBn: > 25oC, không có tháng nào to < 20oC, biên độ nhiệt năm nhỏ, có 2 mùa: mưa và khô rõ rệt
- Cảnh quan tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng có nhiều loài xích đạo, nhiều loài rụng lá vào mùa khô như cây họ dầu…
Câu 19: So sánh sự khác biệt thiên nhiên phía T và phía Đ và nguyên nhân?
          a. Nguyên nhân.
-Do vị trí địa lí với phía đông tiếp giáp với biển Đông nên càng vào phía Tây ảnh hưởng của biển càng giảm.
-.Do sự phân hóa địa hình(Cấu trúc và hướng địa hình)
-Do sự tác động kết hợp của địa hình với sự hoạt động của các luồng gió mùa ĐB, Tây Nam.
-Nên thiên nhiên có sự phân hoá Đông-Tây và hình thành 3 dải rõ rệt (phía Đ là vùng biển và thềm lục địa,ở giữa là ĐBằng,phía Tây là núi)
          - Do mức độ ảnh hưởng của biển vào đất liền (độ lục địa)
- Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa và địa hình, đặc biệt là bức chắn địa hình => thiên nhiên thay đổi từ Đ sang T
          b. Biểu hiện của sự phân hóa Đ – T
Từ Đ sang T (biển vào đất liền) thiên nhiên phân hóa thành 3 dải:       
- Vùng biển và thềm lục địa:
+ Vùng này rộng gấp 3 lần phần đất liền
+ Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và bờ biển
+ Thiên nhiên vùng biển đa dạng, giàu có
- Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên cũng thay đổi, tuy thuộc vào vùng biển phía Đ và vùng núi phía T
          + Đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ rộng, các bãi triều thấp, bằng phẳng, thềm lục địa rộng và nông, thiên nhiên trù phú theo mùa
          - Đồng bằng ven biển Trung bộ: hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khủy, thềm lục địa hẹp, sâu, có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cồn cát, kém màu mỡ
          - Vùng đồi núi phía T: phức tạp, mỗi khu vực có độ cao, hình thái và hướng khác nhau:
          + Vùng núi Đông Bắc: đồi núi thấp, hướng vòng cung, cảnh quan mang sắc thái cận nhiệt gió mùa
          + Vùng núi Tây Bắc: núi cao, hướng TB – ĐN, cảnh quan giống ôn đới
          + Vùng núi Đ Trường Sơn: núi thấp và trung bình, dốc xuống biển, mùa hè khô nóng, mưa nhiều vào mùa thu đông
          + Tây Nguyên: có mùa mưa và khô sâu sắc, cảnh quan rừng nội chí tuyến.
Bài 12
 Nguyên nhân và đặc điểm của đai cao ở nước ta?
          a. Nguyên nhân
          - Do độ cao của địa hình
          - Do ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên mức độ và tính chất của đai cao mỗi vùng cũng khác nhau
          b. Đặc điểm đai cao:Nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên có 3 đai chủ yếu:
          * Đai nhiệt đới gió mùa
          - Độ cao: 0 – 600, 700m (miền B); 0 – 900, 1000m (miền N)
          - Các điều kiện tự nhiên của đai này:
          + Khí hậu: mùa hạ nóng t0 TB tháng > 25oC, độ ẩm từ khô - ẩm ướt
          + Đất phù sa chiếm 24%, đất feralít chiếm >60%
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tài Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)