đề cương địa 11 học kì 2

Chia sẻ bởi nguyễn thành văn | Ngày 26/04/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: đề cương địa 11 học kì 2 thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ 11 HỌC KÌ II – 11A5

Câu 1: nêu các mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN?
* Mục tiêu chính của ASEAN: - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. - Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển. - Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức kinh tế khác. =>mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. * Cơ chế hợp tác của ASEAN: - Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị. - Thông qua các dự án, chương trình phát triển. - Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN”. - Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao khu vực. =>đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN
Câu 2: trình bày những thành tựu đạt được của ASEAN , nguyên nhân dẫn đến các thành tựu đó ?
10/11 quốc gia trở thành thành viên của ASEAN
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP đạt 799,9 tỉ USD (2004),giá trị xuất nhập khẩu liên tục tăng đạt giá trị cao
Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia đực thay đổi nhanh chóng, cơ sở vật chất , hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa, nhiều đô thị được mọc lên,
Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
Nguyên nhân:
Xây dựng được môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút sự đầu tư từ các nước phát triển và giữa các nước trong khu vực
Áp dụng chính sách phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giời và phát triển kinh tế trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước hướng ra xuất khẩu . Ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ, các ngành công nghệ cao.
Các nhà lãnh đạo tài ba, năng động, nhạy cảm, có năng lực, trình độ tổ chức, quản lí giỏi, hiệu quả.
Vẫn duy trì các ngành kinh tế truyền thống.
Câu 3: nêu những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN đến sự phát triển KTXH của khu vực ĐNA ?
* Thuận lợi: - Do khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa, đất đỏ badan  ), mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, phù sa thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. - Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tê biển cũng như thương mại, hàng hải. - Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. - Diện tích rừng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. *Khó khăn:    - Do Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên gặp nhiều thiên tai làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt đông kinh tế- xã hội: động đất, núi lửa, sóng thần...    - Diện tích rừng đang có nguy cơ thu hẹp do một số vùng ven biển bị nhiễm mặn và khai thác không hợp lý..., làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc.    - Khai thác tài nguyên bừa bãi làm cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.
Câu 4: nêu những đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc
Địa hình miền Đông chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Có các đòng bằng châu thổ rộng lớn, từ Bắc xuống Nam có các đồng bằng sau : đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.
- Địa hình miền Tây bao gồm :
+ Các dãy núi cao : Thiên Sơn, Côn Luân, Nam Sơn, Hi-ma-lay-a,…
+ Các sơn nguyên đồ sộ : Tây Tạng,…
+ Xen lẫn các bồn địa : Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim,…
Câu 5:Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc. * Miền Đông :
- Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thành văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)