Đề cương đại lí 7 HKI

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Vũ | Ngày 16/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: Đề cương đại lí 7 HKI thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
MÔN ĐỊA LÍ 7- NĂM HỌC 2017-20128.

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

1/-Sự bùng nổ DS: xảy ra khi TLTTN đạt 2,1%
-Hậu quả: Vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm…
3/ Đặc điểm 3 chủng tộc:
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu
- Chủng tộc Nê-grô-it (da đen): sống chủ yếu ở châu Phi.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it da vàng): sống chủ yếu ở châu Á.
2/ Sự phân bố dân cư: dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung đông những nơi có điều kiện sống thuận lợi và thưa thớt vùng núi, vùng sâu, vùng xa, khí hậu khắc nghiệt
4/ Các kiểu quần cư:
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rưng, hay mặt nước; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao; dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
5/ Siêu đô thị: là đô thị có số dân hơn 8 triệu dân.

MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

1- Môi trường xích đạo ẩm:
+ Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong khoảng 50B đến 50N.
+ Đặc điểm: Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm. Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển. Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo, chim thú,…
2- Môi trường nhiệt đới:
+ Vị trí địa lí: Khoảng 50B và 50N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
+ Đặc điểm: Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. (dẫn chứng)
3- Môi trường nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí địa lí: Nam Á, Đông Nam Á.
+ Đặc điểm: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
4,Hoạt động SX nông nghiệp:
- Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xen canh, tăng vụ.
- Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ…
5/ Dân số sức ép tới TN môi trường:
- Dân số đông (chiếm gần một nửa dân số thế giới). gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch…
6/ Di dân đới nóng:
- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thị hoá cao.
- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
+ Di dân tự do (do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm).
+ Di dân có kế hoạch (nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển).
- Hậu qủa: sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trương, phúc lợi xã hội ở các đô thị.


MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA

1. Vị trí:
- Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
2. Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện)
- Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian:
+ Phân hóa theo thời gian: một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
+ Phân hóa theo không gian: thiên nhiên thay đổi từ từ Bắc xuống Nam theo vĩ độ, từ Đông sang Tây theo ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.
3. Nền nông nghiệp tiến tiến:
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Vũ
Dung lượng: 68,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)