Đề cương Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020

Chia sẻ bởi Trịnh Thanh Liêm | Ngày 01/05/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 thuộc Đạo đức 1

Nội dung tài liệu:

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 10 NĂM 2011- 2020
AN GIANG, THÁNG 5 NĂM 2011
2

A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

I. Đảng ta đã thông qua và ban hành 3 chiến lược phát triển KT
– XH là:
1. Chiến lược ổn định và phát triển KT – XH đến năm 2000
(năm 1991)
- kết quả đạt được là đã đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng KT –
XH, bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
2. Chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN,
xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp (năm 2001)
- kết quả đạt được là đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình.


3
3. Chiến lược phát triển KT – XH 10 năm 2011 -2020
II. Mục tiêu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
III. Chủ đề của chiến lược là “ Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN”.
Chủ đề của Chiến lược thể hiện rõ 3 ý:
Đây là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nhanh, bền vững;
Cơ sở để thực hiện chiến lược là phát huy sức mạnh toàn dân tộc
Mục tiêu của chiến lược là xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và theo định hướng XHXN.
4
IV. Kết cấu của chiến lược có 6 phần lớn:
Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế: (4)
1.1. Bối cảnh quốc tế trong thời kỳ thực hiện chiến
lược phát triển KT – XH 2001 -2010
1.2. Tình hình đất nước 2001 – 2010
- Thành tựu to lớn và rất quan trọng (5)
- Hạn chế, yếu kém (6)
1.3. Bài học chủ yếu (5)
1.4. Bối cảnh quốc tế khi bước vào thực hiện Chiến lược phát triển KT – XH 10 năm 2011 -2020
5
2. Quan điểm phát triển: (5)
3. Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá
- Mục tiêu tổng quát (6)
- Mục tiêu chủ yếu về phát triển KT, VH – XH, MT
- khâu đột phá chiến lược (3)
4. Định hướng phát triển KT – XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế (12)
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bảo đảm thực hiện thắng lợi chiến lược (4 giải pháp)
6. Tổ chức thực hiện chiến lược
6




B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC:


1. Bối cảnh quốc tế trong thời kỳ thực hiện chiến
lược phát triển KT – XH 2001 -2010

I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ:

10 năm tăng trưởng không ổn định, biên độ giao động rộng hơn thời kỳ trước
Giá trị thương mại tăng, toàn cầu hoá nhanh và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển
Giá cả tăng nhanh, nhất là dầu thô và lương thực
Nợ công gia tăng….
7
Tăng trưởng GDP thế giới 2001-2010
Nguồn IMF
8
Tăng trưởng một số nước lớn 2006-2010
Nguồn IMF 4/2011
9
Nguon IMF
Thương mại tòan cầu 2000-2010
10
Biến động giá Gạo (USD/tấn)
11
Biến động giá dầu thô (USD/thùng)
12
13
2. Tình hình đất nước 2001-2010 :
2.1. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi trình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện
14
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa binh ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
15
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ:
2.1. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng...
2.1.1. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 7,26%/năm (An Giang: 8,8%/năm).
-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỷ USD (năm 2000 la 31,2 tỷ USD) (An Giang: 46.111 tỷ đồng # 2,454 tỷ USD).
- GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD, Nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp (An Giang: 1.140 USD).
16
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN- 5


17
Quy mô, thu nhập nền kinh tế không ngừng tăng
18
Ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp
19
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ:
2.1. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng...
- Công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010 (An Giang: 12,82%).
Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3% (An Giang: 33,46% và 53,72%).
Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và xuống còn 48,2% năm 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng
20
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ:
2.1. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng...
Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế (ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ,...) cơ bản được bảo đảm.
2.1.2. Thể chế kinh tế thị trường từng bước được hình thành và hoàn thiện. Trong thời kỳ 2001 - 2010, đã tập trung vào việc xác lập và xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách(*).
21
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC VÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ:
2.1. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng...
2.1.3. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xoá đói giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đã hoàn thành phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra cho năm 2015 (*)
2.1.4. Dân chủ trong XH tiếp tục được mở rộng, CT-XH ổn định, QP-AN được giữ vững. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên; cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh.
2.1.5. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triến khai sâu rông và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên
22
Tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập tăng lên
23

2.2. Hạn chế, yếu kém: (6)
2.2.1. Chất lượng tăng trưởng thấp, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc:
-Tăng trưởng dựa chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng là 52,7%, lao động 19,1%; năng suất tổng hợp 28,2%.
- Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia.
- Các cân đối vĩ mô chưa vững chắc, dễ tổn thương
24
Nhập siêu 200-2010
25

- Kéo dài quá lâu tình trạng tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào các yếu tố vốn và khai thác tài nguyên.
Đóng góp của yếu tố vốn chiếm tỷ lệ lớn trên 52%, đóng góp của yếu tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng kinh tế còn khiêm tốn chỉ khoảng 28%.
26

- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chế tạo hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp.
Số liệu xuất khẩu thời kỳ 2000-2007 cho thấy, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chỉ có khoảng 5% là hàng công nghệ cao; khoảng 10% là hàng công nghệ trung bình; 40% kim ngạch xuất khẩu là nông sản chưa qua chế biến (ví dụ gạo, cà phê, điều v.v…) và khoảng 27% là hàng công nghệ thấp (như dệt may, da giày v.v…). Điều đáng lưu ý là, cơ cấu xuất khẩu này gần như không thay đổi trong suốt 10 năm qua.
27


2.2.2) Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự phát triển;
2.2.3) Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để;
2.2.4) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu;
2.2.5) Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp.

28
Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa vững chắc, bất bình đẳng có xu hướng gia tăng giữa các vùng.Chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư còn lớn (giai đoạn 2001 - 2002 là 8,14 lần; giai đoạn 2006 là 8,4 lần, năm 2008 8,9 lần). Tỷ lệ hộ nghèo giữa vùng Tây Bắc (vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất) và vùng Đông Nam Bộ (có tỷ lệ nghèo thấp nhất) là 9,8 lần (31,5% so với 3,2%).
Việc làm mới được tạo ra, nhưng chủ yếu là ở khu vực năng suất lao động thấp, thu nhập thấp
Mất an toàn, an ninh, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng
2.2.6) Bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, là thách thức lớn trong quá trình phát triển; Nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những tài nguyên không có khả năng tái tạo đang bị khai thác quá mức với công nghệ lạc hậu gây lãng phí và đứng trước nguy cơ cạn kiệt; gây hủy hoại môi trường trong quá trình phát triển kinh tế
29
2.3. Việt Nam đang ở đâu?
2.3.1.Việt Nam đạt 1168 USD/ng, bằng 1/3 mức bình quân của nhóm trung bình là 3300 USD. Khoảng cách về thu nhập so với các nước trong khu vực vẫn còn lớn.

30
2.3.2.Trình độ công nghiệp: Gía trị CN chế tạo/XK ở VN là 51%;
TG là 70-75%
2.3.3.Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình. So với các nước trong khu vực, chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chưa bằng ½ chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs), thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philipin. Theo phương pháp đánh giá do Viện nghiên cứu của Ngân Hàng thế giới đưa ra thì Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân tích.

Việt nam đang ở đâu?
31

Việt Nam đang ở đâu?
2.3.4. Năng suất lao động rất thấp so với các nước
Đơn vi: USD
32

2.3.5. Hiệu quả đầu tư còn thấp.
So sánh ICOR của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ trong thời kỳ tăng trưởng nhanh
33
Viêt Nam đang ở đâu?
2.3.6. Chi phi năng lượng cao, chỉ số cạnh tranh thấp
- Trình độ công nghiệp: Gía trị CN chế tạo/XK ở VN: 51%;
TG là 70-75%
- Để tạo ra một 1 USD của GDP > Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng: bằng 4,65 lần Hồng Kông; gần 2,10 lần so Hàn Quốc; 3,12 lần Singapore; và khoảng 1,37 – 1,60 lần so Thái Lan, Malaysia.
- Chỉ số Năng lực cạnh tranh của Việt Nam liên tục giảm : 61/117 (2004/2005); 64/125 (2006/2007); 68/130 (2007/2008); 70/131(2008/2009) và 75/133 (2009/2010).
34
Việt Nam đang ở đâu?
2.3.7. Các chỉ tiêu về Văn hóa – xã hội – môi trường:
35
3. Bài học chủ yếu: (4)
Phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước;
Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng;
Bảo đảm độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước;
Bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
36
4. Bối cảnh quốc tế khi bước vào thực hiện Chiến lược phát triển KT – XH 10 năm 2011 -2020
Chiến lược xác định: Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động.
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện.
Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới.
37
38
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN: (5)
1. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược
2. Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
3. Mỏ rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
4. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
5. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
39
(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược
Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững,
Coi phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược;
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường;
Đặt yêu cầu bảo đảm tốc độ tăng trưởng nhanh, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước, đồng thời khắc phục tư tưởng chạy theo tốc độ mà không chú ý đúng mức đến chất lượng tăng trưởng.
40
(2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm giải phóng các nguồn lực của đất nước.
Đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn, các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cần thiết phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị để thúc đẩy đổi mới toàn diện.
Vì mục tiêu và lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển
Vi trí của “Dân chủ” trong mục tiêu xây dựng đất nước
41
Đổi mới chính trị …

Trọng tâm của đổi mới chính trị là hoàn thiện nội dung và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong thực hiện chức năng lãnh đạo của các cấp ủy đảng; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội nhằm phát huy vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước
42
(3) Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
Thực tiễn đã khẳng định nguồn lực con người là yếu tố nội sinh năng động, quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn của một quốc gia.
Trong điều kiện khoa học công nghệ - sản phẩm trí tuệ của con người phát triển nhảy vọt trong thời đại kinh tế trí thức.
Mục tiêu phát triển kinh tế xét đến cùng là vì con người, cho con người. Con người phát triển toàn diện, có đời sống vật chất ấm no, đời sống tinh thần phong phú, có năng lực trí tuệ, phát huy mọi khả năng sáng tạo trong sự nhận thức được cái tất yếu để có thể làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, vươn tới tự do.
43
(4) Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nhấn mạnh yêu cầu mới, quan trọng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Tăng tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước.
Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã.
Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển.
Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế.
44
(5) Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Quan điểm này là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tiềm lực kinh tế của đất nước, lực lượng doanh nghiệp trong nước có mạnh, nền kinh tế mới vững, vị thế trong hội nhập mới cao.
Càng hội nhập có hiệu quả, chúng ta càng có điều kiện thuận lợi để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
45
45
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ KHÂU ĐỘT PHÁ:
1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT: (6)

1.1. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại;
1.2. Chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ-cương,đồng thuận;
1.3. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên
rõ rệt;
1.4. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được
giữ vững;
1.5. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng
lên;
1.6. Tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn
sau.
46
CÁC GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HOÁ
GIAI ĐOẠN
KHÔNG

Độc canh,
nông nghiệp tự cấp
tự túc và phụ thuộc
vào viện trợ
GIAI ĐOẠN 1

Chế tạo
đơn giản
dưới sự chỉ
dẫn của nước ngoài
GIAI ĐOẠN 2

có công nghiệp
hỗ trợ, nhưng vẫn
dưới sự chỉ dẫn
của nước ngoài
GIAI ĐOẠN 4

có đầy đủ năng lực
đổi mới và thiết kế
sản phẩm với vai trò
đi đầu toàn cầu
GIAI ĐOẠN 3

Làm chủ
được quản lý
và công nghệ, có
thể sản xuất được
hàng hoá chất
lượng cao
Việt nam
Tiền CNH
Bắt đầu thu hút FDI
Các nước Châu Phi
Thái Lan, Malaysia
FDI chế tạo đến
Liên kết
(FDI tăng nhanh)
Thu hút
công nghệ
Sáng tạo
Nội lực hoá SX phụ tùng và linh kiện
Nội lực hoá kỹ năng và công nghệ
Nội lực hoá đổi mới
Nguồn Kenishi Ohno
47
Tiêu chí của các giai đoạn phát triển CNH
(Theo H. Chenery, Cố vấn của WB)
48
Tiêu chí nước công nghiệp
(Theo nhà xã hội học người Mỹ A. Inkeles )
49
2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường
2.1. Về Kinh tế:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD.
- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội.
- Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực.
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.
50
2.2. Về văn hóa, xã hội:
Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận ,công bằng, văn minh.
HDI đạt nhóm trung bình cao của thế giới;
Tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%/năm;
Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi;
Đạt 9 bác sĩ và 26 giừơng bệnh trên một vạn dân;
Thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân;
Lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội;
Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5 - 2%/năm; thu nhận thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các nhóm dân cư;
Xoá nhà ở đơn sơ, tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 70%, bình quân 25 m2 sàn xây dựng/người.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.
51
2.3. Về môi trường:
Cải thiện chất lượng môi trường.
Đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 45%.
Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh.
100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị xử lý chất thải; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trường.
Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng.
Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng.
52
Tiêu chí nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình
53
3. ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC (3)
1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
Đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp; tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp với cơ chế thị trường nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế.
Xây dựng Nhà nước mạnh và hiệu quả: Đổi mới mạnh mẽ quản lý kinh tế của hệ thống chính trị, đảm bảo cho cơ chế kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, thống nhất. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường. Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản quốc gia
54
2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn sử dụng và nhu cầu của nền kinh tế.
Đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục quốc gia phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực hiện đại, đa dạng, hình thành và phát triển xã hội học tập.
Có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các doanh nhân giói, các công nhân lành nghề.

55
Đào tạo, xây dựng và phát triển các nhóm nhân lực cốt yếu trong các ngành nghề trọng điểm: công nghệ thông tin, cơ khí-tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ biển, công nghệ sinh học, y học, năng lượng, công nghệ môi trường và công nghệ vũ trụ.
Tăng cường thể lực và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.
Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc của người
Việt Nam.
Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực để tạo động lực kích thích
và giải phóng sức sáng tạo của con người.
Phát triển thị trường lao động, xây dựng những cơ chế và công cụ
thích hợp để sử dụng nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát
triển của chính bản thân nguồn nhân lực
56
3. Tập trung cao các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại.
- Bằng mọi hình thức đầu tư (BOT, PPP…) khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.
- Hình thành đồng bộ, hiện đại khung kết cấu hạ tầng theo trục giao thông Bắc-Nam, các trục hành lang Đông-Tây;
- Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế. Tập trung đầu tư các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với quy mô và chất lượng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.
- Phát triển hạ tầng đô thị hiện đại, trước mắt ưu tiên triển khai tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
57

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KH - XH, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, CƠ CẤU LẠI NỀN KT

Định hướng chung tập trung 4 vấn đề lớn:
1. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
3. Thực hiện cơ cấu lại nền KT, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng ; thúc đẩy cơ cấu lại DN và điều hành chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, DN và của cả nền KT; phát triển KT tri thức.
Cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; Tạo ra không gian kinh tế chung cho các vùng phát triển; chú ý phát triển công nghiệp phụ trợ
58
Thúc đẩy cơ cấu lại DN, trọng tâm cơ cấu lại tập đoàn, tổng công ty NN và các DNNN. Thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, không phân biệt đối xử.
Điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, coi trọng hơn thị trường trong nước; Kết hợp tốt định hướng xuất khẩu và thị trường nội địa
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư công; Kết hợp vai trò của NN và thị trường trong phân bổ nguồn lực.
Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.
Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động với các loại hình sản xuất kinh doanh có các quy mô khác nhau (lớn, vừa và nhỏ), có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển KT và thương mại quốc tế.
Quá trình đổi mới mô hình và tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình liên tục, đòi hỏi nổ lực của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.
4. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh
59
*12 Định hướng phát triển theo từng lĩnh vực:
Hoàn thiện thể chế KT thị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh.
Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh.
Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới



60
7. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế
8. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân;
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo
10. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững
11. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, p.chống thiên tai
12. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
61
V. NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THẮNG LỢI CHIẾN LƯỢC
(4 giải pháp)
1. Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường
2. Hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính
3. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước
62
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Các cấp ủy đảng, các đảng đoàn, Ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược.
Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và giám sát việc thực hiện chiến lược.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động, các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm, vùng lãnh thổ…bảo đảm phát huy lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước.
Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân , các tổ chức xã hội; xây dựng cơ chế thực hiện và giám sát thực hiện chiến lược.
63

Địa chỉ liên hệ: [email protected]
[email protected]


Xin cám ơn quý thầy, cô đã quan tâm theo dõi
XIN CÁM ƠN!


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thanh Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)