De cuong bt HKI

Chia sẻ bởi Cai Văn A | Ngày 26/04/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: de cuong bt HKI thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:


CÂU HỎI LÝ THUYẾT HỌC KỲ I
Câu 1: Định luật Cu-lông: phát biểu, công thức, nêu ý nghĩa các đại lượng và đơn vị.
Câu 2: Thuyết electron.
Câu 3: Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.
Câu 4: Định luật bảo toàn điện tích.
Câu 5: Điện trường là gì? Điện trường đều là gì?
Câu 6: Cường độ điện trường tại một điểm: phát biểu, công thức và đơn vị.
Câu 7: Véctơ cường độ điện trường là gì? Nêu đặc điểm của véctơ cường độ điện trường  gây bởi một điện tích điểm Q.
Câu 8: Định nghĩa đường sức điện; các đặc điểm của đường sức điện.
Câu 9: Công của lực điện trong điện trường đều.
Câu 10: Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường.
Câu 11: Định nghĩa điện thế tại một điểm trong điện trường – Đơn vị điện thế.
Câu 12: Định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường – Đơn vị hiệu điện thế. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
Câu 13: Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện phẳng – Ký hiệu tụ điện trong mạch điện.
Câu 14: Định nghĩa điện dung của tụ điện – Đơn vị điện dung.
Câu 15: Dòng điện là gì? Chiều quy ước của dòng điện. Điều kiện để có dòng điện.
Câu 16: Nêu các tác dụng của dòng điện – Cho thí dụ.
Câu 17: Định nghĩa cường độ dòng điện; công thức và đơn vị. Thế nào là dòng điện không đổi?
Câu 18: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch; công thức và đơn vị.
Câu 19: Công suất dòng điện; công thức và đơn vị.
Câu 20: Định luật Jun - Len-xơ: Phát biểu, công thức và đơn vị.
Câu 21: Định luật Ôm đối với toàn mạch: Phát biểu, công thức và đơn vị.
Câu 22: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào?
Câu 23: Bản chất của dòng điện trong kim loại.
Câu 24: Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Câu 25: Hiện tượng nhiệt điện.
Câu 26: Bản chất dòng điện trong chất điện phân. Chất điện phân thường dẫn điện tốt hơn hay kém hơn kim loại? Tại sao?
Câu 27: Định luật Faraday I và II: Phát biểu, công thức và đơn vị. Nêu một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Câu 28: Chất điện phân là gì? Khi nào xảy ra hiện tượng dương cực tan? Nêu đặc điểm khi xảy ra hiện tượng dương cực tan.
Câu 29: Bản chất của dòng điện trong chất khí.
Câu 30: Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và nêu 4 cách để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới
Câu 31: Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện.
Câu 32: Bản chất dòng điện trong chân không.
Câu 33: Tia catốt. Tính chất tia catốt.
Câu 34: Chất bán dẫn và tính chất. Hạt tải điện trong chất bán dẫn – Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.

CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Dạng 1: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên
1/ Cho hai điện tích điểm q1 = 3.10-7 C và q2 = - 3.10-7 C đặt cách nhau một khoảng cách 3 cm trong không khí.
a/ Tính lực tĩnh điện giữa chúng và vẽ hình mô tả lực tương tác giữa chúng?
b/ Hai điện tích cách nhau 4 cm thì lực tương tác bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: a/ F = 0,9 N. b/ F’ = 0,50625 N.
2/ Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1 = 10–8 C và q2 = 3.10–6 C đặt trong chân không cách nhau 10 cm.
a/ Tính lực tĩnh điện giữa chúng và vẽ hình mô tả sự tương tác trên?
b/ Muốn lực tương tác giữa chúng là 0,012 N thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: a/ F = 0,027 N. b/ r = 15 cm.
3/ Hai điện tích điểm trái dấu có độ lớn bằng nhau đặt cách nhau 2 cm trong không khí thì chúng tương tác nhau bằng lực 9.10–5 N.
a/ Tính độ lớn mỗi điện tích.
b/ Muốn lực tương tác giảm đi 9 lần thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: 
4/. Cho hai điện tích điểm giống nhau đặt cách nhau 5 cm trong không khí thì chúng tương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cai Văn A
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)