De cuong bo ich

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hương | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: de cuong bo ich thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 10
NĂM HỌC: 2014 – 2015
(((((((((((((((
A. VĂN HỌC
I. Văn học dân gian Việt Nam
1. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
- Nội dung: Danh dự gắn bó với hạnh phúc gia đình và mong muốn cuộc sống bình yên , phồn vinh cho thị tộc là những tình cảm cao quý nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Nghệ thuật: + Âm điệu hào hùng
                      + Lối so sánh phóng đại, trùng điệp
                      + Biện pháp tu từ phóng đại và tính hoành tráng và dữ dội của sử thi – anh hùng ca    
2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ.
-   Nội dung: Truyện là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học:
+ Dựng nước: muốn giữ được nước, chống được giặc thì nước phải tự cường.
+ Giữ nước: luôn cảnh giác trước kẻ thù; không chủ quan, tự mãn; nâng cao sức phòng thủ đất nước.
+ Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình nhà và nghĩa nước, giữa hạnh phúc cá nhân và vận mệnh dân tộc.
-   Nghệ thuật:
+ Cốt truyện hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
+ Thể hiện thái độ của nhân dân, tinh thần công lý của nhân dân, tuy nghiêm khắc nhưng vẫn đầy lòng nhân hậu.
3. Truyện cổ tích Tấm Cám
* Nội dung:
- Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người trước sự vùi dập của cái ác.
- Thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, khát khao vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện của người lao động. - Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mẹ ghẻ > < con chồng). Nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi vật chất của những thành viên trong gia đình.
- Ý nghĩa xã hội: Mâu thuẫn giữa cái Thiện và cái Ác
- Xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội.
*Nghệ thuật:
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn
- Sử dụng yếu tố thần kì.
- Sự chuyển biến trong hình tượng của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho bản thân mình.

 4. Truyện cười dân gian: 
Tam đại con gà
- Nghệ thuật đặc: Sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói đã khiến nhân vật tự bộc lộ cái xấu của mình.
- Ý nghĩa phê phán: Cái dốt không thể che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ
- Bài học: Khuyên mọi người mạnh dạn học hỏi không ngừng.
   b. Nhưng nó phải bằng hai mày
- Nội dung: Thể hiện thái độ phê phán của nhân dân đối với bản chất tham lam của bọn quan lại và thái độ giễu cợt đối với những người nông dân khờ khạo khi lâm vào cảnh kiện tụng
- Nghệ thuật: + Kết hợp lời nói với cử chỉ
+ Lối chơi chữ độc đáo
5. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
- Nội dung: Là những tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động, là nỗi chua xót, đắng cay và khát vọng tình yêu thương, thủy chung của những con người bình dân trong xã hội cũ.
- Nghệ thuật:
        + Lặp (mô thức, từ, cụm từ, câu...)
        + Hình ảnh biểu tượng (cầu, khăn, đèn, gừng cay - muối mặn, thuyền – bến, cây đa – bến nước,...)
      + Hình ảnh so sánh ẩn dụ ( dải lụa đào, củ ấu gai, mặt trăng, mặt trời, sao...)
        + Thể thơ: lục bát, bốn chữ, lục bát biến thể (song thất lục bát), thể hỗn hợp...
6. Ca dao hài hước
-  Nội dung:
   + Tiếng cười tự trào cái nghèo → Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động.
   + Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhắc nhở nhau về những thói hư tật xấu của con người trong xã hội
- Nghệ thuật:
         + Hư cấu, dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.
         + Biện pháp cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
+ Biện pháp lặp, tăng cấp, nói quá, nó giảm.
         + Dùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)