De cuong

Chia sẻ bởi Đặng Thanh Thúy | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: De cuong thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 MÔN NGỮ VĂN-LỚP 11

I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
1. Phần giáo khoa: ( 2 điểm):
- Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
- Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ báo chí, thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu, bản tinh.
2. Phần làm văn: (7 điểm)
- Nghị luận xã hội: Viết một đoạn văn trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội – đạo đức. (3 điểm)
- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận một vấn đề về văn học qua các tác phẩm đã được học. (5 điểm)
. Hai đứa trẻ – Thạch Lam.
. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân.
. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tan gia” (Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.
. Chí Phèo – Nam Cao.

II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:
+ PHẦN VĂN HỌC:
1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.
-Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…
- “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”. - Tác phẩm: Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương. ”
2. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam :
- Thạch Lam (1910-1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh. Sinh tại Hà Nội.
- Em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo.
- Xuất thân trong một gia đình công chức.Ông là người đôn hậu và tinh tế.
- Biệt tài về viết truyện ngắn.Viết truyện không có chuyện. Chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
- Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc…


3. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng:

- Vũ Trọng Phụng (1912-1939). Quê: tỉnh Hưng Yên.
- Xuất thân trong một gia đình “nghèo truyền kiếp”.
-Cuộc sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, làm văn chuyên nghiệp.Ông mất vì mắc bệnh lao.
- Có sức sáng tạo dồi dào. Thành công ở thể loại phóng sự. Ông được coi là “ông vua phóng sự đất Bắc”.
- Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên niềm căm phẫn cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.
- Tác phẩm chính : Phóng sự: Kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô. Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê.

4. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao:
- Nam Cao là nha văn hiện thực xuất sắc nhất của văn học Việt Nam 1930-1945.
- Người trí thức và nông dân nghèo là những hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của ông. - Chí Phèo là một tác phẩm được xem là kiệt tác của Nam Cao, kết tinh tài năng nghệ thuật, cái nhìn hiện thực sắc sảo và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Đặc biệt, ở đó, Nam Cao đã khá thành công khi miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự tay cầm dao kết liễu cuộc đời mình.

+PHẦN VĂN HỌC:
1.
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1.Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này. 2.Thơ lại: kẻ giúp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thanh Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)