De cuong 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Hoàng | Ngày 16/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: De cuong 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


đề cương ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 7
NĂM HỌC 2009 - 2010
Phần I. Lý thuyết cơ bản: Tập trung ôn tập một số vấn đề cơ bản sau dưới dạng sơ đồ:

1.














2.
















3.














4.
CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. Vị trí địa lí, địa hình:
- Châu Đại dương gồm:
+ Lục địa Ô-xtrây- li- a
+ 4 nhóm đảo chính:
- Quần đảo Niu-di-len,
- Chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê- di, - Chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di,
- Chuỗi đảo núi lửa và san hô nhỏ Pô-li-nê-di.

II. Khí hậu, thực vật và động vật:
1. Khí hậu:
- Phần lớn các đảo: Có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều.
- Phần lớn lục địa Ô- xtrây-li-a: là hoang mạc.
2. Thực vật và động vật:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a: có các loài động vật độc đáo nhất trên thế giới như các thú có túi, thú mỏ vịt.
- Biển và rừng là tài nguyên quan trọng của châu Đại Dương.
- Bão nhiệt đới, ô nhiễm biển, mực nước biển dâng cao đe doạ cuộc sống dân cư trên đảo.


DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. Dân cư:
- Châu Đại Dương có mật độ dân cư thấp nhất thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, chiếm 69% dân số trong các đô thị.
- Dân cư gồm hai thành phần chính:
+ Người bản địa: khoảng 20% dân số.
+ Người nhập cư: khoảng 80% dân số.
II. Kinh tế:
- Phát triển không đồng đều giữa các nước.
- Ô- xtrây- li- a và Niu- di- len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
- Các nước còn lại chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu, là nước đang pt.
- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước.


5.


















Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

I. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí:
- Là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích trên 10 triệu km2.
- Nằm giữa các vĩ tuyến 360B và 710B có ba mặt giáp biển.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo.
2. Địa hình:
- Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục.
- Miền núi già ở phía bắc và vùng trung tâm.
- Miền núi trẻ ở phía Nam.

3. Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
- Chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới.
- Phía nam có khí hậu Địa trung hải.
4. Sông ngòi:
Mạng lưới dày đặc có lượng nước chảy dồi dào. Sông quan trọng: Đa- nuyp, Rai- nơ ,Von- ga.
5. Thực vật: Thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa:
- Ven biển Tây Âu là rừng lá rộng.
- Sâu trong lục địa là rừng lá kim.
- Phía đông nam là thảo nguyên.
- Ven Địa Trung hải là rừng lá cứng.


Phần iI. Thực hành rèn luyện kĩ năng:
Bài tập ở trang 84, 85, 86 vở bài tập
Các bài tập ở vở bài tập, tập 2.
Các bài tập thuộc các bài:
- Bài 42: Phân tích lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ (SGK/128).
- Bài 45: Phân tích lược đồ công nghiệp Trung và Nam Mĩ (SGK/137).
- Bài 46: Phân tích sơ đồ thảm thực vật của dãy An -đet (SGK/139).
- Bài 48: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 Trạm thuộc châu Đại Dương (SGK/145).
- Bài 49: Nhận xét bảng số liệu dân cư và kinh tế một số quốc gia ở châu Đại Dương, tính MĐDS (SGK/147 và 148).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Hoàng
Dung lượng: 7,78MB| Lượt tài: 41
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)