De cuong 1tiet su 8 hk1

Chia sẻ bởi Lê Mỹ Linh | Ngày 17/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: de cuong 1tiet su 8 hk1 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT SỬ
Bài 3:
1/ Cuộc cách mạng tư sản trên thế giới mở đầu vào thời gian nào? Ở đâu?
Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII ở Anh
2/ Máy móc đầu tiên được sử dụng vào nghành nào?
Ngành dệt
3/ Máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào năm nào?
Năm 1764
4/ Người phát minh ra máy hơi nước là ai? Thời gian nào?
Là Giêm Oát năm 1784
5/ Máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX là do đâu?
Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa ngày càng tăng
6/ Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước được sử dụng vào thời gian nào?
Đầu thế kỉ XIX
7/ Sau cuộc cách mạng công nghiệp, nước nào được gọi là‘công xưởng thế giới’?
Nước Anh
8/ Từ năm 1760 -> 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến gì?
Chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
9/ Hệ quả của cách mạng công nghiệp?
Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: Mỗi khu công nghiệp và nhiều thành phố mọc lên
Bài 5: Ý nghĩa và bài học
Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của 1 chế độ xã hội mới, đem lại tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu: Cách mạng tư sản muốn thắng lợi phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết chiến đấu trấn áp ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân
Bài 6:
* Anh :
- Kinh tế:
+ Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp nhưng sau 1870, công nghiệp tụt xuống hạng thứ 3, nhưng vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
+ Nhiều công ti độc quyền về thương nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế
-Chính trị: Nhà nước quân chủ lập hiến. Hai đảng: Đảng tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền
- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa -> ‘chủ nghĩa đế quốc thực dân’
* Đức:
- Kinh tế:
+ Cuối năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ 3 thế giới. Từ khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), công nghiệp Đức vươn lên đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mĩ
+ Nhiều công ti độc quyền ra đời (luyện kim, than đá, sắt thép…) chi phối nền kinh tế Đức
- Chính trị : Nhà nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang
- Đối ngoại: Đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới -> ‘chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến’
* Mĩ :
- Kinh tế:
+ Cuối 1870, tư bản Mĩ đứng thứ 4 thế giới. Từ năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên đứng đầu thế giới
+ Nhiều công ty độc quyền ra đời như: vua dầu mỏ Rốc – phe – lơ, vua thép Moóc – gan, vua ô tô Pho…
+ Nông nghiệp: Canh tác hiện đại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
-Chính trị: Theo chế độ Cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng: đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền
- Đối ngoại : Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh Tây Ban Nha, can thiệp vào khu vực Mĩ La – Tinh

Vị trí
Năm
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư

1870
Anh
Pháp
Đức
Mĩ

1913
Mĩ
Đức
Anh
Pháp


Bài 12: Cuộc Duy tân Minh Trị
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng nghiêm trọng
Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện hàng loạt cải cách
Nội dung:
+ Về chính trị, xã hội: Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản; ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ, phát triển kinh tế quốc phòng
+ Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học – kĩ thuật
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp
Bài 11:
Thời gian
Tên nước
Phong trào tiêu biểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mỹ Linh
Dung lượng: 22,51KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)