DE CUONG 11 BAN NC HKII

Chia sẻ bởi Trần Huy | Ngày 02/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG 11 BAN NC HKII thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 11A – HỌC KÌ 2
HÌNH HỌC
1. Lý thuyết:
+ Chương 2: Quan hệ song song:
- Hai đường thẳng song song
- Đường thẳng song song với mặt phẳng
- Hai mặt phẳng song song
+ Chương 3: Quan hệ vuông góc:
- Vectơ trong không gian. Sự đồng phẳng của các vectơ
- Hai đường thẳng vuông góc
- Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
- Hai mặt phẳng vuông góc
- Khoảng cách.
+ Yêu cầu: vận dụng lý thuyết của chương 2 và chương 3 để giải các bài tập
- Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
- Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
- Chứng minh ba đường thẳng đồng quy, ba điểm thẳng hàng
- Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (P), tính diện tích của thiết diện
- Chứng minh hai đường thẳng song song; chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng; chứng minh hai mặt phẳng song song
- Chứng minh đường thẳng vuông góc với đường thẳng; chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng; chứng minh hai mặt phẳng vuông góc

2. Bài tập:
Bài 1: (11.tr 50 SGK): Cho hình bình hành ABCD nằm trong mp(P) và một điểm S nằm ngoài mp(P). Gọi M là điểm nằm giữa S và A; N là điểm nằm giữa S và B; giao điểm của hai đường thẳng AC và BD là O.
a) Tìm giao điểm của đường thẳng SO và mp(CMN);
b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (CMN).
Bài 2: (16.tr 51 SGK): Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M là một điểm nằm trong tam giác SCD.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC)
b) Tìm giao điểm của đường thẳng BM và mp(SAC)
c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp(ABM).
Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD với M, N là hai điểm lần lượt lấy trên các cạnh AB và CD. Gọi  là mặt phẳng qua MN và song song với SA.
a) Tìm giao tuyến của mp với các mặt phẳng (SAB) và (SAC)
b) Tìm thiết diện của hình chóp với mp.
c) Tìm điều kiện của MN để thiết diện là hình thang.
Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P, Q, R lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng SA, SD, AB, ON, SB.
a) Chứng minh: (OMN) // (SBC); b) Chứng minh: PQ // (SBC); c) Chứng minh: (MOR) // (SCD).
Bài 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành tâm O và có AC = a, BD = b. Tam giác SBD là tam giác đều. Một mp di động song song với mặt phẳng (SBD) và đi qua điểm I nằm trên đoạn OC.
a) Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (); b) Tính diện tích của thiết diện theo a, b và x = AI.

Bài 6: Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc. Gọi H là trực tâm của tam giác ABC.
a) Cm: OA(OBC); b) Cm: BC(OAH); c) AB(OCH); d) OH(ABC).
Bài 7: Cho hình chóp SABCD đáy ABCD là hình thoi tâm O và có SA = SC, SB = SD.
a) Cm: SO(ABCD); b) Gọi I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh BA, BC. Cmr: IKSD.
c) Gọi  là mặt phẳng chứa IK và song song với SO. Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp.
Cm: 
Bài 8: Cho hình chóp S.ABCD có cạnh SA(ABCD) và có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và D với
AD = DC = . Gọi I là trung điểm AB.
a) Cm: CISB và DISC; b) Cm các mặt bên của hình chóp S.ABCD là các tam giác vuông.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 11A – HỌC KÌ 2 (2007 – 2008)
GIẢI TÍCH
1. Lý thuyết:
+ Chương 3: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân:
- Các bước của phương pháp chứng minh quy nạp; vận dụng vào bài tập.
- Khái niệm dãy số, dãy số tăng (giảm), dãy số bị chặn (yêu cầu: vận dụng được các khái niệm để chứng minh một dãy số cụ thể là dãy số tăng (giảm), bị chặn trên (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)