Đê cưng ôn thi 12

Chia sẻ bởi chu thị thúy hằng | Ngày 26/04/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: Đê cưng ôn thi 12 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 12


PHẦN A. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ

KIẾN THỨC CƠ BẢN
NỘI DUNG KHAI THÁC ÁT LÁT

1.Vị trí địa lý:
- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý: + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ
- Nằm ở múi giờ thứ 7.
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.
- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý:
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đa dạng về động – thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b. Ý nghĩa về KT, VH, XH và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thương với các nước trên thế giới. Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, Đông Bắc Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
( Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: thuận lợi cho nước ta chung số hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNA.

1,2.Xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:
Sử dụng Át lát VN trang 4,5 để xác định kinh tuyến, vĩ tuyến và giới hạn phạm vi lãnh thổ.
- Vùng đất liền: Tiếp giáp với TQ ở phía bắc, Lào và Camphuchia ở phía T.
- Vùng biển: Phía Đ và ĐN giáp biển đông và vịnh Thái lan.



3.Ý nghĩa của vị trí địa lý:
Không sử dụng át lát mà phải học thuộc phần bên.



BÀI 4, 5: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ VIỆT NAM

KIẾN THỨC CƠ BẢN
NỘI DUNG KHAI THÁC ÁT LÁT

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn Tiền Cambri
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn Tân kiến tạo.
1. Giai đoạn Tiền Cambri:
Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.
- Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.
- Chỉ diễn ra trên một phạm vị hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay:các mảng nền cổ như khối nhô Kon Tum, Hoàng Liên Sơn, vòm sông Chảy, sông Mã…
- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai đơn điệu:
Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rât mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ các lớp nước trên mặt Trái Đất. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai nguyên thuỷ.
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
Đây là giai đoạn có TC quyết định đến tự nhiên nước ta
- Thời gian diễn ra 477 triệu năm. Kết thúc cách đây 65 triệu năm. Diễn ra trong thời gian khá dài.
- Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. Với 4 pha uốn nếp điển hình.
+ Địa hình: Có các hoạt động uốn nếp và nâng lên, sụt võng, đứt gãy tạo nên các dãy núi như: Dãy HLS, Trường sơn, các cánh cung ở ĐB.
+ Các loại đất, đá chủ yếu: đá lục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: chu thị thúy hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)