Đề bài TLV số 2 NV6 có ma trận,đáp án
Chia sẻ bởi Chu Thị Hồng |
Ngày 17/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Đề bài TLV số 2 NV6 có ma trận,đáp án thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Tiết 37,38
BÀI VIẾT SỐ 2- Kể chuyện đời thường
Ngày soạn 15.10.2012
Ngày dạy 18.10.2012
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Hs kể được câu chuyện đời thường
- Biết cách trìng bày một bài văn có đầy đủ ba phần.
- Có ý thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Gdhs ý thức tự giác khi làm bài.
B/ Các bước lên lớp:
1- Ổn định lớp học
2- Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
3- Tiến trình kiểm tra.
Hđ1: Gv đọc và phát đề.
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài, hs nộp bài.
Hđ4 Gv nhận xét tiết làm bài kiểm tra.
4/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà chuẩn bị bài “Danh từ” (tiếp)
Họ và tên : ......................... BÀI VIẾT SỐ 2- VĂN TỰ SỰ
Lớp : 6 ... Môn : Ngữ Văn 6
Năm học : 2012-2013 Thời gian : 90 phút
Trường THCS Ngọc Liệp
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo.
* Đề bài
I. Trắc nghiệm.
Câu 1. Chức năng chủ yếu của văn tự sự ?
A. Kể người và kể vật. B. Kể người và kể việc.
C. Tả người và miêu tả công việc. D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện.
Câu 2. Câu chủ đề có vai trò như thế nào trong đoạn văn ?
A. Làm ý chính nổi bật. B. Dẫn đến ý chính
C. Là ý chính D. Giải thích cho ý chính.
Câu 3. Có mấy loại ngôi kể ? đó là những ngôi nào ?
A. Một. Kể theo ngôi mà tác giả tham gia hay quan sát sự việc.
B. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba.
C. Hai. Kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ hai.
D. Ba. Kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ hai và kể theo ngôi thứ ba.
Câu 4. Đánh dấu (x) vào ô vuông em cho là đúng khi trả lời câu hỏi : Người kể chuyện là “tôi” trong câu chuyện có phải là tác giả không ?
A. Tác giả B. Không nhất thiết là tác giả
Câu 5. Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện ?
A. Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện đã diễn ra.
B. Để tạo sức hấp dẫn cho truyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến của sự việc.
C. Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự của câu chuyện.
D. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại.
Câu 6. Các truyện dân gian mà em đã học được kể theo thứ tự tự nhiên. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Khi kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi, em có sử dụng bút pháp hồi kí không?
A. Có B. Không
Câu 8. Nhà văn dùng biện pháp nghệ thuật gì khi nhân vật là con vật hoặc đồ vật tự kể về nó bằng cách xưng “tôi” ?
A. Phóng đại B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ D. Tượng trưng
II. Tự luận
Câu 9. Thế nào là kể chuyện bằng ngôi thứ ba ? Tác dụng của việc kể chuyện bằng ngôi thứ ba ?
Câu 10. Kể về một thầy, cô giáo mà em quý mến.
Bài làm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Ma trận
Nội dung KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Chủ đề và dàn bài bài văn tự sự.
C1,C2
0.5
0.5
Ngôi kể và thứ tự kể
C3,C5, C9
2.5
C4,C6,
C7,C8
1
3,5
Viết bài TS
C10
6
6
Tổng
3
1
6
10
* Đáp án- biểu điểm
I Trắc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đap án
B
C
B
B
C
A
A
B
II. Tự luận
Câu 9. (2đ) mõi ý sau được 1 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Thị Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)