ĐỀ B 749 - SINH - THI ĐH 2013 - KEYS

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Tâm | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ B 749 - SINH - THI ĐH 2013 - KEYS thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI B NĂM 2013
Môn thi : SINH HỌC – Mã đề 749
(Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai  cho con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16 B. 1/64 C. 3/32 D. 15/64
Câu 2: Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?
Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.
Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.
Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.
Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 3: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1)  (2)  (3) 
(4)  (5)  (6) 
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5)
Câu 4: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là
A. (1), (3) B. (1), (4) C. (2), (4) D. (2), (3)
Câu 5: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/9 B. 1/12 C. 1/36 D. 3/16
Câu 6: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72
36
60
108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V
Câu 7: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)