Đề án
Chia sẻ bởi Lo Thi My La |
Ngày 22/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: Đề án thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG Độc lập- Tự do- hạnh phúc
ĐỀ ÁN
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển
du lịch giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số...../QĐ-UBND, ngày……. /…… /2011
của UBND huyện Tương Dương)
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, bài trừ cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.
Bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật chất cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội. Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động như: Bảo tồn nguyên trạng; trùng tu; gia cố; tái định vị; phục hồi; tái tạo – làm lại; qui hoạch bảo tồn.
Di sản văn hóa giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc sản xuất hàng hóa dịch vụ du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt công tác bảo tồn. Hơn nữa, việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại một lợi nhuận vô giá về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
1.1. Sự cần thiết phải ban hành đề án:
- Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người, là kết tinh của mối quan hệ tổng hòa giữa môi trường - con người - văn hóa. Di sản văn hóa là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc, của một địa phương. Hệ thống di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch.
- Di sản văn hóa Tương Dương bao gồm: Văn hóa vật thể: Nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển... Văn hóa phi vật thể bao gồm nhiều loại hình như: Văn học dân gian, chữ Lai pao, nghệ thuật biểu diễn, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống,...
Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng và nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện, đã tác động một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Do đó, di sản văn hóa cũng rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng.
Đời sống tín ngưỡng, một số phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc là sinh hoạt văn hóa độc đáo và cực kỳ quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân cần phải khôi phục, bảo tồn, như: Lễ hội “Chọi trâu” của người Mông, “Đón tiếng sấm đầu năm” của người Ơ đu, “Xăng khan” của người Thái, “Mừng lúa mới” của người Khơ mú... Thậm chí những tri thức dân gian về cây thuốc và phòng chữa bệnh, kho tàng truyện cổ dân gian cũng bị mất mát.
Kiến trúc nhà ở, không gian văn hóa, một số nghề truyền thống dụng cụ sản xuất, trang phục, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển đã thay đổi rất nhiều.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa này đối với sự phát triển toàn diện của Tương Dương, làm cho di sản văn hóa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững là vấn đề có rất quan trọng và cần thiết trong thực tiễn hiện nay và đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người.
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG Độc lập- Tự do- hạnh phúc
ĐỀ ÁN
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển
du lịch giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số...../QĐ-UBND, ngày……. /…… /2011
của UBND huyện Tương Dương)
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Bản sắc văn hoá dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện chứng theo xu hướng tích lũy, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ, bài trừ cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại.
Bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự an toàn, phát triển lâu dài về vật chất cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội. Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các hoạt động như: Bảo tồn nguyên trạng; trùng tu; gia cố; tái định vị; phục hồi; tái tạo – làm lại; qui hoạch bảo tồn.
Di sản văn hóa giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc sản xuất hàng hóa dịch vụ du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt công tác bảo tồn. Hơn nữa, việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại một lợi nhuận vô giá về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và cộng đồng.
1.1. Sự cần thiết phải ban hành đề án:
- Di sản văn hóa là sản phẩm sáng tạo trong quá trình hoạt động của con người, là kết tinh của mối quan hệ tổng hòa giữa môi trường - con người - văn hóa. Di sản văn hóa là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của một dân tộc, của một địa phương. Hệ thống di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch.
- Di sản văn hóa Tương Dương bao gồm: Văn hóa vật thể: Nhà ở, dụng cụ lao động sản xuất, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển... Văn hóa phi vật thể bao gồm nhiều loại hình như: Văn học dân gian, chữ Lai pao, nghệ thuật biểu diễn, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống,...
Tuy nhiên, do đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là tồn tại trong trí nhớ, được lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng và nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, cùng với sự giao lưu, hội nhập toàn diện, đã tác động một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Do đó, di sản văn hóa cũng rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng.
Đời sống tín ngưỡng, một số phong tục tập quán, lễ hội của các dân tộc là sinh hoạt văn hóa độc đáo và cực kỳ quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân cần phải khôi phục, bảo tồn, như: Lễ hội “Chọi trâu” của người Mông, “Đón tiếng sấm đầu năm” của người Ơ đu, “Xăng khan” của người Thái, “Mừng lúa mới” của người Khơ mú... Thậm chí những tri thức dân gian về cây thuốc và phòng chữa bệnh, kho tàng truyện cổ dân gian cũng bị mất mát.
Kiến trúc nhà ở, không gian văn hóa, một số nghề truyền thống dụng cụ sản xuất, trang phục, vật dụng sinh hoạt, phương tiện vận chuyển đã thay đổi rất nhiều.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa này đối với sự phát triển toàn diện của Tương Dương, làm cho di sản văn hóa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững là vấn đề có rất quan trọng và cần thiết trong thực tiễn hiện nay và đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lo Thi My La
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)