ĐỀ 9 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

Chia sẻ bởi Lai Thi Sen | Ngày 10/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ 9 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
Họ và tên : …………………………….…….……...….
Học sinh trường: ………………….……….……...…
Lớp : ………………………….……………….…..…….
Số báo danh: …….………………………….….….….
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC:
LỚP 5
MÔN THI: TIẾNG VIỆT (Phần đọc)
Ngày tháng 5 năm 2015

Họ tên, chữ ký GT1:
……………………..Họ tên, chữ ký GT2:
……………………….



Mã số phách: ……..……




Điểm bài thi
(Bằng số)
Điểm bài thi
(Bằng chữ)
Chữ kí
Giám khảo 1
Chữ kí
Giám khảo 2
Mã số phách








ĐỀ CHÍNH THỨC
A - BÀI KIỂM TRA ĐỌC
I - Đọc thành tiếng (5 điểm)
II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút

Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.
Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông.Tôi để ý nhìn những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.
Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đền phong cảnh sứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở.
Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.

* Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Nên chọn tên nào cho bài văn?
A. Một buổi sáng Đà Lạt.
B. Một buổi chiều Đà Lạt.
C. Những âm thanh ở Đà Lạt.
2. Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?
A. đồi núi B. tiếng chim C. cây thông
D. suối E. hồ nước G. thời tiết
3. Thời tiết ở Đà Lạt như thế nào?
A. nóng ẩm B. mát mẻ C. lạnh và khô
4. Nghe tiếng hoàng anh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?
A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.
B. Rừng thông xanh và và mặt hồ màu ngọc bích.
C. Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.
5. Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì?
A. Sôi động và náo nhiệt.
B. Lắng đọng và trầm buồn.
C. Yên tĩnh và thơ mộng
6. Từ “ tưởng tượng” thuộc từ loại gì?
A. danh từ B. động từ C. tính từ
7. Câu “ Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng” có:
A. ba từ đơn, ba từ ghép.
B. ba từ đơn, một từ ghép, hai từ láy.
C. ba từ đơn, hai từ ghép, một từ láy.
8. Từ “ trong” ở cụm từ “ không khí nhẹ và trong” và từ “ trong” ở cụm từ “ trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào?
A. là hai từ đồng âm.
B. là một từ nhiều nghĩa.
C. là hai từ đồng nghĩa.
9. Gạch chân các quan hệ từ trong câu sau:
Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.

10. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu:" Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt."
A. Cảnh bao la.
B. Cảnh bao la của núi rừng.
C. Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lai Thi Sen
Dung lượng: 51,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)