ĐỀ 6

Chia sẻ bởi Trần Tuấn | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 TIẾT 28
(2011-2012)

I/ Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng.
1/ Thần Sơn Tinh còn có tên gọi nào khác?
A. Thổ thần. B. Ân thần. C. Phúc thần. D. Thần Tản Viên.
2/ Vì sao vua cha truyền ngôi cho Lang Liêu?
A. Mâm cỗ của Lang Liêu ngon và sang nhất B. Lang Liêu hiểu ý và biết nối chí vua cha.
C. Lang Liêu vốn tài trí và biết làm nông. D. Hai loại bánh đó lạ và đẹp.
3/ Trong “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” nếu Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh thì cuộc sống thế gian sẽ:
A. Ngập nước nhưng sự sống vẫn bình thường. B..Cạn kiệt về nguồn nước sinh hoạt.
C.Tươi đẹp, bình yên, hạnh phúc.. D. Ngập nước, không còn sự sống con người
4/ Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
A. Muốn có cuộc sống thanh bình cho đất nước. B. Không cần đến thanh gươm nữa.
C. Không muốn chịu ơn của Long Quân. D. Mượn gươm thì phải trả lại gươm.
5/ Tên truyện “Thánh Gióng” thể hiện điều gì?
A. Thánh Gióng rất khác người bình thường. B.Sự lớn nhanh, ăn khoẻ của Gióng.
C. Tôn vinh người anh hùng làng Gióng. D.Gióng giúp nhân dân ta giết giặc.
6/ Truyền thuyết “Thánh Gióng” không nhằm giải thích hiện tượng nào?
A. Tre đằng ngà có màu vàng óng. B.Có nhiều hồ ao liên tiếp để lại.
C. Có một làng được gọi là làng Cháy. D. Giặc Ân đã đến chân núi Trâu.
7/ Dòng nào không nói lên sự đối lập giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông?
A. Thật thà và xảo trá. B.Ngoan ngoãn và hư hỏng.
C. Hiền lành và độc ác. D. Vị tha và ích kỷ.
8/ Nhận định nào nói đúng nội dung của câu: “ Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.”
A. Sức mạnh của gươm thần đem lại. B. Sự thất bại của quân Minh.
C. Sức mạnh của gươm thần và nghĩa quân. D. Sức mạnh của nghĩa quân.
9/ Dòng nào không có trong lời mách bảo của thần với Lang Liêu?
A.Gạo thì có sẵn trong nhà, không phải tìm kiếm.
B. Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo
C. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán.
D. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm mà người không thể tìm ra.
10/ Tiếng đàn của Thạch Sanh mỗi lần vang lên có ý nghĩa gì?
A. Là tiếng lòng đau khổ, buồn chán của Thạch Sanh.
B.Là tiếng lòng của Thạch Sanh và sức mạnh cảm hoá kỳ diệu của nó.
C. Là tiếng lòng của chàng Thạch Sanh kiền lành đôn hậu
D. Là tiếng đàn huyền bí thể hiện sức mạnh của Ngọc Hoàng.
11/ Chi tiết nào không được kể trong cơn giận của Thuỷ Tinh?
A. Đùng đùng nổi giận đuổi theo Sơn Tinh. B. Hô mưa, gọi gió làm thành dông bão.
C. Nhớ thương Mỵ Nương da diết. D. Dâng nước ngập ruộng đồng, nhà cửa.
12/ Thạch Sanh được coi là nhân vật người dũng sĩ là vì chàng:
A. Dám sống một mình giữa rừng xanh. B. Có cây đàn kỳ diệu, sức mạnh vô biên.
C.Là người dũng cảm theo quan niệm của nh/ dân D. Có niêu cơm thần đánh tan giặc.
II/ Tự luận:
1/Trong truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy” em thích chi tiết nào nhất?Vì sao em thích?
2/ Cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”.




ĐÁP ÁN KIỂM TRA NGỮ VĂN 6.
I/ Trắc nghiệm: (3đ)
1/D. 2/B. 3/D. 4/A. 5/C. 6/D.
7/B. 8/C. 9/A. 10/B. 11/C. 12/B.
II/ Tự luận: (7đ)
1/ Nêu được chi tiết em thích nhất trong truyện “ Bánh chưng, bánh giầy”.Giải thích rõ được lý do vì sao em thích. (2đ)
2/ Bài cảm nghĩ phải đảm bảo về bố cục.
+ Đủ các ý:
-Thật thà:Tin
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)