ĐỀ 2-TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5.

Chia sẻ bởi Trần Công Bỉnh | Ngày 10/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ 2-TRẮC NGHIỆM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5. thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Họ và tên: …………………………………….

Câu 1 : Xác định từ viết đúng :
Chăm lo Chăm no Trăm no Trăm lo
Câu 2: Từ điền vào chỗ trống của câu: " Hẹp nhà…bụng " là:
A. nhỏ. B. rộng. C. to. D. tốt.
Câu 3: Trong các từ sau từ nào không phải là danh từ.
a/ Niềm vui b/ Màu xanh
c/ Nụ cười. d/ Lầy lội

Câu 4: Truyện" ăn xôi đậu để thi đậu" từ " đậu" thuộc:
a/ Từ nhiều nghĩa.
b/ Từ đồng nghĩa.
c/ Trái nghĩa.
d/ Từ đồng âm.

Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau
a/ Hoà bình …………………..
b/ Thương yêu……………………
c/ Đoàn kết.............................................
d/ Giữ gìn.................................................

Câu 6 Thành ngữ nào dưới đây nói về tinh thần dũng cảm?
A. Chân lấm tay bùn. B. Đi sớm về khuya.
C. Vào sinh ra tử. D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Câu 7 Từ “xanh” trong câu “Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha” và từ “xanh” trong câu “Bốn mùa cây lá xanh tươi” có quan hệ với nhau như thế nào?
Đó là một từ nhiều nghĩa. Đó là hai đồng âm.
Đó là hai từ đồng nghĩa. D. Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa.
Câu 8: Trong các nhóm từ sau đây , nhóm nào là tập hợp các từ láy:
A. xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng.
B. xa xôi, mải miết, mong mỏi , mơ màng.
C. xa xôi , mong ngóng , mong mỏi, mơ mộng.
D. xa xôi, xa lạ, mải miết , mong mỏi.
Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào có từ " ăn" được dùng theo nghĩa gốc:
A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi!
B. Chúng tôi là những người làm công ăn lương.
C. Cá không ăn muối cá ươn.
D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá.
Câu 10: Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ "nhô"
( Trong câu: Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẳm )
a. Mọc, ngoi, dựng. b. Mọc, ngoi, nhú. c. Mọc, nhú ,đội. d. Mọc, đội, ngoi.
Câu 11: Trong 2 câu thơ "Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày"
a. Có 5 DT, 2 ĐT, 1 TT, đó là…………………………….................................................
b.Có 6 DT, 2 ĐT, 1 TT, đó là ...........................................................................................
c. Có 4 DT, 3 ĐT, 1 TT, đó là……………………………........................................................
d. Có 4 DT, 2 ĐT, 1 TT, đó là: …………………………… ..................................................
Câu 12: Đọc đoạn văn sau:
(a)Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.(b)Bây giờ, mùa lạc đang vào củ.(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.
Trong đoạn văn trên, câu văn nào không phải là câu kể: Ai làm gì?
A.câu (a) B. câu(b) C.câu (c) D. câu(d)




Câu13 Ai là tác giả của Bài thơ: “Hạt gạo làng ta”
A. Nguyễn Duy
B. Trần Đăng Khoa
C.Tố Hữu.
D. Nguyễn Bùi Vợi.
Câu 14. Đọc hai câu thơ sau:
Saú mươi tuổi vẫn còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
Nghĩa của từ “xuân” trong đoạn thơ là:
A. Mùa đầu tiên trong 4mùa B. Trẻ trung, đầy sức sống
C. Tuổi tác D. Ngày
Câu 15. Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.
là câu sai vì:
A. Thiếu chủ ngữ. B. Thiếu vị ngữ. C. Thiếu trạng ngữ.
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 16. Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm có các loại câu sau:
A. Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Công Bỉnh
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)