đề 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Bình | Ngày 08/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: đề 1 thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

TUẦN 11
Soạn: 29/10 Dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2014
TOÁN*
Ôn: Số tròn chục trừ đi một số; 31 – 5; 51 – 15
I. Mục tiêu bài dạy:
- Ôn số tròn chục trừ đi một số; phép trừ dạng 31 – 5; 51 – 15; giải bài toán có một phép trừ; tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
- Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện số tròn chục trừ đi một số; phép trừ dạng 31 – 5; 51 – 15; vận dụng giải bài toán có 1 phép trừ; tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài, ham học toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
* Ôn: Số tròn chục trừ đi một số; 31 – 5; 51 - 15
Bài 1: Viết 6 phép trừ dạng sô tròn chục trừ đi một số; 31 -5; 51 -13, đặt tính rồi tính.
- HS làm vở, GV – HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS đọc lại phép trừ vừa làm.
=> Củng cố số tròn chục trừ đi một số, 31 -5; 51 -15.
Bài 2: Tìm x
X + 7 = 21 16 + x = 81
42 + x = 60 (x +6) + 7 = 42
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. GV-HS nhận xét, sửa sai.
+ HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng.
=> Củng cố tìm số hạng trong một tổng.
* Ôn: Giải toán
Bài 3: Ông 70 tuổi, bố 35 tuổi. Hỏi ông hơn bố bao nhiêu tuổi?
- HS đọc bài toán, tóm tắt, làm bài vào vở, bảng lớp. GV – HS chữa bài.
+ Muốn biết ông hơn bố bao nhiêu tuổi, làm thế nào?
Bài 4: Hiệu hai số là 19. Số trừ là số nhỏ nhất có hai chữ số. Tìm số bị trừ.
- HS đọc bài, làm nháp, làm bảng. GV-HS nhận xét, sửa sai.
+ Ta đã biết số trừ, muốn tìm số bị trừ, ta làm thế nào?
=> Củng cố tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc thuộc bảng 11 trừ đi một số.
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.


TIẾNG VIỆT*
Ôn: Kể về người thân; Tập đọc bài: Bà cháu
I. Mục đích, yêu cầu:
- Ôn kể về người thân. Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc “Bà cháu”.
- HS viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) kể về một người thân. HS đọc rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ hơi hợp lí, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo dục HS có ý thức tự học; kính trọng, hiếu thảo với ông bà.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kiểm tra lồng ghép trong bài dạy.
2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
* Ôn: Kể về người thân
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 câu trở lên) kể về một người thân của em.
+ Khi kể về người thân, em cần kể về những điều gì?
- GV nhận xét, tiểu kết; lưu ý HS cách viết câu, trình bày bài. HS làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài làm của mình. GV – HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách viết, trình bày một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
* Luyện đọc bài: Bà cháu
- GV đọc mẫu bài tập đọc. HS theo dõi. GV lưu ý HS về giọng đọc.
- GV – HS chia đoạn. HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trong bài theo nhóm 3. GV theo dõi, uốn nắn HS đọc đúng.
- Một số nhóm thi đọc bài trước lớp, kết hợp trả lời câu hỏi.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?
- GV hệ thống bài, liên hệ; nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Soạn: 29/10 Dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2014
LUYỆN VIẾT
Ôn chữ hoa H. Phân biệt s/x
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Bình
Dung lượng: 156,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)