Day van theo huong tich hop
Chia sẻ bởi nguyễn thành liêm |
Ngày 19/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: day van theo huong tich hop thuộc Ngữ văn
Nội dung tài liệu:
Tổng thuật về tính tích hợp trong chương trình đào tạo Ngữ văn ở một số trường đại học thế giới
Tóm tắt nội dung: Bài viết mang tính chất tổng thuật, dựa trên những tài liệu thu thập được để giới thiệu về việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, chúng tôi thử khảo sát các chương trình này dưới nguyên tắc tích hợp để nêu vấn đề trong Hội thảo khoa học của Khoa Sư phạm...
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, vấn đề tham chiếu các chương trình đào tạo ở các trường đại học lớn trên thế giới là thật sự cần thiết. Tuy đó là vấn đề không đơn giản nhưng cũng đã có những những công trình đi tiên phong. Bài viết này nhằm giới thiệu một hướng nghiên cứu đáng quan tâm, bàn luận để có thể tìm hướng nâng chất trong giáo dục đại học.
Mục đích: Tổng thuật về một vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một trường đại học thế giới và thử khảo sát các chương trình đó dưới cái nhìn theo nguyên tắc tích hợp. Qua đó, tạo điều kiện có thêm tài liệu tham khảo khi đối chiếu, thảo luận về chương trình đào tạo Ngữ văn trong nước so sánh với các nước tiên tiến khác. Để từ đó, chúng ta có thể rút ra những suy nghĩ có ích cho người làm chương trình, người làm công tác giảng dạy và học tập trong xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề còn giúp sinh viên nhận thức được những khác biệt của giáo dục Đại học ngữ văn ở Việt Nam và thế giới.
Về tư liệu, chúng tôi sử dụng nguồn từ kết quả nghiên cứu của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. HCM, Kỷ yếu Đại học Humbodt 200 năm, Giáo dục Nhật Bản hiện đại, Giáo dục Hoa Kỳ, tài liệu du học…
Về phương pháp tổng thuật: Trên cơ sở tư liệu thu thập về chương trình văn học – ngữ văn của các trường đại học thế giới, thử bàn luận về “nguyên tắc tích hợp” của những chương trình này thông qua các trường đại học cụ thể.
Bài viết tổng thuật này gồm có các phần:
- Tìm hiểu khái niệm “Tích hợp trong giáo dục”.
- Vài nét khái quát về giáo dục đại học ở một số nước.
- Chương trình ngữ văn ở một số trường đại học thế giới.
- Thử bàn luận về nguyên tắc tích hợp trong chương trình giáo dục đại học Ngữ văn ở một số trường đại học thế giới.
Nguyên tắc trong chương trình đào tạo
Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục Việt Nam. “Việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ đầu thế kỉ XX. Theo PGS. TS Trần Trung Ninh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), hơn một trăm năm qua, các nhà lí thuyết đã đưa ra ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn…” [9].
Đại học Hoa kỳ
2.1. Khái quát
Ở nền đại học Hoa Kỳ, “mô hình cơ bản là mô hình châu Âu bắt đầu từ các trường đại học thời Trung cổ ở Paris và Bologa (Ý)… Các mô hình đại học sớm nhất, ví dụ như như đại học Harvard và Yale, mang tính Anh quốc và mô phỏng theo các trường đại học Oxford và Cambridge… Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, giáo dục đại học Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ nguyên định hướng chương trình giảng dạy cơ bản” [14, 55]. Những năm đầu thế kỷ XX, “hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đã học tập mô hình của Đức, du nhập các khái niệm của Đức về nghiên cứu hàn lâm và phát triển ý tưởng Đức về tự do học thuật... Vào nửa sau thế kỷ XIX, nhiều người Mỹ đã du học sang Đức…” [14, 57].
Đại học Hoa Kỳ chia làm 2 loại: Đại học cộng đồng (Junior college hoặc Community college) và Đại học (University hay College). Theo Altbach, P.G: “nền giáo dục Hoa Kỳ hiện đại được hình thành từ ba mối ảnh hưởng: Truyền thống giáo dục nhân văn và tự do của Anh quốc, khái niệm nghiên cứu của Đức và ý tưởng phục vụ cho bang” [2, 292]. Kinh nghiệm của giáo dục Hoa Kỳ: “Nhà trường chính là môi trường sống của ngày hôm nay” [3, 13]. Trong hệ thống đại học Hoa Kỳ, nhiều trường được
Tóm tắt nội dung: Bài viết mang tính chất tổng thuật, dựa trên những tài liệu thu thập được để giới thiệu về việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Qua đó, chúng tôi thử khảo sát các chương trình này dưới nguyên tắc tích hợp để nêu vấn đề trong Hội thảo khoa học của Khoa Sư phạm...
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, vấn đề tham chiếu các chương trình đào tạo ở các trường đại học lớn trên thế giới là thật sự cần thiết. Tuy đó là vấn đề không đơn giản nhưng cũng đã có những những công trình đi tiên phong. Bài viết này nhằm giới thiệu một hướng nghiên cứu đáng quan tâm, bàn luận để có thể tìm hướng nâng chất trong giáo dục đại học.
Mục đích: Tổng thuật về một vấn đề liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo Ngữ văn ở một trường đại học thế giới và thử khảo sát các chương trình đó dưới cái nhìn theo nguyên tắc tích hợp. Qua đó, tạo điều kiện có thêm tài liệu tham khảo khi đối chiếu, thảo luận về chương trình đào tạo Ngữ văn trong nước so sánh với các nước tiên tiến khác. Để từ đó, chúng ta có thể rút ra những suy nghĩ có ích cho người làm chương trình, người làm công tác giảng dạy và học tập trong xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề còn giúp sinh viên nhận thức được những khác biệt của giáo dục Đại học ngữ văn ở Việt Nam và thế giới.
Về tư liệu, chúng tôi sử dụng nguồn từ kết quả nghiên cứu của Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp. HCM, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. HCM, Kỷ yếu Đại học Humbodt 200 năm, Giáo dục Nhật Bản hiện đại, Giáo dục Hoa Kỳ, tài liệu du học…
Về phương pháp tổng thuật: Trên cơ sở tư liệu thu thập về chương trình văn học – ngữ văn của các trường đại học thế giới, thử bàn luận về “nguyên tắc tích hợp” của những chương trình này thông qua các trường đại học cụ thể.
Bài viết tổng thuật này gồm có các phần:
- Tìm hiểu khái niệm “Tích hợp trong giáo dục”.
- Vài nét khái quát về giáo dục đại học ở một số nước.
- Chương trình ngữ văn ở một số trường đại học thế giới.
- Thử bàn luận về nguyên tắc tích hợp trong chương trình giáo dục đại học Ngữ văn ở một số trường đại học thế giới.
Nguyên tắc trong chương trình đào tạo
Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục Việt Nam. “Việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ đầu thế kỉ XX. Theo PGS. TS Trần Trung Ninh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), hơn một trăm năm qua, các nhà lí thuyết đã đưa ra ba loại hoạt động tích hợp cơ bản: tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn…” [9].
Đại học Hoa kỳ
2.1. Khái quát
Ở nền đại học Hoa Kỳ, “mô hình cơ bản là mô hình châu Âu bắt đầu từ các trường đại học thời Trung cổ ở Paris và Bologa (Ý)… Các mô hình đại học sớm nhất, ví dụ như như đại học Harvard và Yale, mang tính Anh quốc và mô phỏng theo các trường đại học Oxford và Cambridge… Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, giáo dục đại học Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ nguyên định hướng chương trình giảng dạy cơ bản” [14, 55]. Những năm đầu thế kỷ XX, “hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đã học tập mô hình của Đức, du nhập các khái niệm của Đức về nghiên cứu hàn lâm và phát triển ý tưởng Đức về tự do học thuật... Vào nửa sau thế kỷ XIX, nhiều người Mỹ đã du học sang Đức…” [14, 57].
Đại học Hoa Kỳ chia làm 2 loại: Đại học cộng đồng (Junior college hoặc Community college) và Đại học (University hay College). Theo Altbach, P.G: “nền giáo dục Hoa Kỳ hiện đại được hình thành từ ba mối ảnh hưởng: Truyền thống giáo dục nhân văn và tự do của Anh quốc, khái niệm nghiên cứu của Đức và ý tưởng phục vụ cho bang” [2, 292]. Kinh nghiệm của giáo dục Hoa Kỳ: “Nhà trường chính là môi trường sống của ngày hôm nay” [3, 13]. Trong hệ thống đại học Hoa Kỳ, nhiều trường được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn thành liêm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)