Dạy TV ở Tiểu Học
Chia sẻ bởi Trương Van Long |
Ngày 08/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Dạy TV ở Tiểu Học thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Sở GD&ĐT BìNH THUậN
Dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học
I. Dạy Tiếng Việt ở tiểu học
1. Vị trí môn Tiếng Việt:
a. Mục tiêu chính của GDTH là đọc thông, viết thạo.
Không biết đọc, không biết viết, không có giáo dục toàn diện ở TH.
Biết đọc, biết viết là nhiệm vụ hàng đầu ở TH
Nghe, nói, đọc, viết là những kĩ năng cơ bản nhất ở TH.
b. Vị trí:
Môn Tiếng Việt là công cụ số một, quan trọng bậc nhất ở TH; là chìa khoá để đi vào các môn học khác.
Trong môn Tiếng Việt có đủ các yêu cầu, nội dung giáo dục phát triển con người.
Môn Tiếng Việt có thể dạy ở tất cả các môn và môn Tiếng Việt có chứa tất cả nội dung học các môn khác.
2. Thực trạng dạy Tiếng Việt
Bất
hợp lí
trầm trọng.
Một chương trình;
Một bộ sách;
Một quan điểm tiếp cận;
Một yêu cầu về kiến thức, kĩ năng;
Một kế hoạch dạy học
.
Vùng thuận lợi
Về cơ bản đảm bảo được yêu cầu của chương trình, một số GV yêu cầu kiến thức cao hơn chương trình dẫn đến quá tải.
Trong khi đó một số kĩ năng cơ bản cần thiết trong giao tiếp thì lại yếu.
Ví dụ: nói không rõ ý, viết không thành câu, diễn đạt rườm rà, khó hi?u,.
Vùng khó khăn
Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai;
HS biết ít hoặc không biết tiếng Việt;
HS không nghe, không nói, không hiểu tiếng Việt (kg giao tiếp).
Rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất của học sinh dân tộc ở TH.
Không đủ thời lượng dạy học
môn Tiếng Việt
? không biết đọc, biết viết ? không học được các môn khác ? học kém
? bỏ học;
Không thực hiện mục tiêu GDTH.
Bảng so sánh
3. Nguyên tắc dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số
Dạy tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai.
Xây dựng môi trường học tiếng Việt thuận lợi (tài liệu, thời gian, thời lượng, người dạy, nơi dạy, cách dạy, .).
Phải được chuẩn bị kĩ, chắc chắn; học đâu được đấy, học gì được nấy.
Giữ ổn định chương trình, SGK.
Vận dụng linh hoạt kế hoạch dạy học; tăng thêm học liệu, tăng thời lượng, đổi mới PPDH...
4. Kế hoạch cụ thể
4.1. Làm quen tiếng Việt từ lớp mẫu giáo 4, 5 tuổi.
Nội dung, phương pháp GDMN, do GV mầm non đảm nhận.
4.2. Chuẩn bị Tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Dạy ít nhất 2 tháng (60 bài) trong hè của mỗi năm
Mục tiêu: Chuẩn bị tiếng Việt, tăng vốn từ, tạo tâm thế học tập.
Tài liệu: Chuẩn bị tiếng Việt của PEDC; làm quen tiếng Việt 36 buổi của GDMN; tranh hướng dẫn tập nói, tập các bài hát, các trò chơi,..
Người dạy: GV TH, NVHTGV, các lực lượng xã hội khác.
4.3. Dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1
Mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt: theo mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 1.
Kế hoạch dạy học: chương trình của môn Tiếng Việt lớp 1 thực hiện trong thời gian tương đương 504 tiết học.
Tài liệu: SGK Tiếng Việt 1; Bài soạn thay cho SGV (nội dung các tiết học ít hơn, phù hợp với khả năng HSDT)
4.4. Học liệu
Tranh hướng dẫn HS tập nói;
Các bài hát, bài thơ, đồng dao;
Các trò chơi;
Tập Bài soạn, hướng dẫn thực hiện chương trình;
Vở bài tập;
Truyện tranh chữ to.
Học sinh lớp 1
Gia đình
(Trước 4 tuổi)
Mầm non
4;5 tuổi
Chuẩn bị TV
trước khi
vào
Lớp 1
Dạy học
TV lớp 1
(504 tiết)
Xã hội
MôI trường dạy học tiếng Việt cho HS lớp 1 ở tiểu học
Sau lớp 1
Các giai đoạn chuẩn bị TV cho HS trước tuổi đến trường
Chuẩn bị TV và dạy học TV
Trước 4 tuổi 4,5 tuổi trước lớp 1 lớp 1 sau lớp 1
5. Triển khai thực hiện
5.1 Bộ GD&ĐT
Chuẩn bị tài liệu, xây dựng khung kế hoạch dạy học, hướng dẫn dạy học, chỉ đạo hoạt động dạy.
5.2 Sở GD&ĐT
Lập kế hoạch, bố trí nguồn lực, bồi dưỡng GV.
5.3 Phòng GD&ĐT
Thực hiên kế hoạch, tổ chức lớp học, bố trí GV, NVHT.
Xác định nguồn kinh phí ( Ngân sách địa phương, ngân sách GD, xã hội hoá)
5.4 Hiệu trưởng
Lựa chọn GV, NVHT, tổ chức lớp học, kiểm tra, giám sát
Vấn đề cần giải quyết.
Tiền, người lấy ở đâu?
Có ở trong đầu các nhà quản lí
6. Nguyên tắc
a. Tận dụng vốn TV đã có của trẻ và dạy bù:
Giai đoạn sau phải bù đắp những thiếu hụt về TV của HS ở giai đoạn trước. Sau lớp 1 dạy bù cho lớp 1 (nếu thấy thiếu); lớp 1 bù cho trước lớp 1; trước lớp 1 bù cho mầm non; mầm non bù cho trước mầm non.
b. Phù hợp với đối tượng: nghĩa là không phải tất cả HSDT đều phải học chương trình dãn tiết. Nhưng tất cả HSDT đều cần được chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt.
II. Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở TH
1. Mục tiêu GDTH
GDTH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS.
GDTH có nhiêm vụ hình thành và phát triển những cơ sở nền tảng nhân cách.
Bất kì ai cũng sử dụng kĩ năng nghe, nói, đọc viết và tính toán được học ở TH để sống, để làm việc.
GDTH góp phần tích cực trong việc hình thành nền tảng nhân cách hơn là cung cấp học vấn cho học sinh, GDTH chủ yếu dạy chữ để dạy người.
2. Đặc điểm dạy học ở TH
GV TH dạy nhiều môn học, mỗi giáo viên phụ trách một lớp đó là đặc thù của giáo dục b?c TH.
GV TH đúng nghĩa là "người thầy tổng thể".
Do đó GV TH ph?i có khả năng và điều kiện dể dạy học tích hợp.
3. Vị trí, vai trò môn Tiếng Việt
Tiếng Việt là công cụ số 1, chìa khoá mở đường học cho các môn học khác.
Tiếng Việt có ở tất cả các môn học và cần cho tất cả các môn học.
Nếu chỉ dạy chữ thì các môn học khác nhau; còn để dạy người, các môn học rất gần nhau, cần cho nhau và bổ sung cho nhau.
Dạy học tiếng Việt cùng các môn học khác, trong các môn học khác và để học các môn học khác. Thật sai lầm khi nghĩ học tiếng Việt chỉ trong môn học Tiếng Việt
Học tiếng Việt ở đâu?
- Học ở nhà, ở trường; học ở xã hội;
- Học trong lớp, học ngoài giờ lên lớp;
- Học ở tất cả các môn học.
Các môn học khác hỗ trợ học tiếng Việt
Môn Hát - Nhạc: Dạy nghe, dạy nói (qua hát), tăng vốn từ (qua lời bài hát), dạy đọc, viết lời bài hát, cảm thụ qua giai điệu và lời ca.
Môn Mĩ thuật: Tăng vốn từ, tập diễn đạt (nhận xét tranh)
Môn Thể dục: Tập đếm (điểm danh), tăng vốn từ (qua các trò chơi).
Môn Toán: Nghe hiểu, đọc hiểu (bài toán có lời văn), tập diễn đạt (chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu) qua câu lời giải, tăng vốn từ, tập viết.
Môn Đạo đức: Rèn luyện khả năng nghe, nói, hiểu, diễn đạt, vốn từ. Tích hợp môn Đạo đức với môn Tiếng Việt là bước tích hợp đầu tiên nên làm ở TH.
Môn Tự nhiên và Xã hội: vốn từ, diễn đạt, học nói.
4. Lợi ích
Tích hợp dưới cách nhìn của nhà sư phạm, nhà quản lí giáo dục, quan tâm đến chất lượng giáo dục con người, đó là:
Tích hợp để ít môn học, tránh chồng chéo, trùng lặp
Phù hợp quan điểm dạy chữ - dạy người
Tránh sự phân tán, cực đoan ở các môn học
Hiểu đúng: nội dung giáo dục, kiến thức đều có ở mỗi môn học;
Hiểu sai: không thấy hết các yếu tố của môn học khác có trong mỗi môn học; chỉ thấy sự cô lập, không thấy mối quan hệ;
Tránh xu hướng máy móc, khiên cưỡng, gượng ép;
Thực hiện tích hợp trong dạy học ở mọi môn học, mọi tình huống, mọi nơi, mọi lúc.
Ví dụ về dạy học tích hợp:
TV có thể tích hợp nội dung, yêu cầu của tất cả các môn.
Đạo đức có thể tích hợp trong tất cả các môn.
Hiểu đúng: nội dung giáo dục, kiến thức đều có ở mỗi môn học;
Hiểu sai: không thấy hết các yếu tố của môn học khác có trong mỗi môn học; chỉ thấy sự cô lập, không thấy mối quan hệ;
Tránh xu hướng máy móc, khiên cưỡng, gượng ép;
Thực hiện tích hợp trong dạy học ở mọi môn học, mọi tình huống, mọi nơi, mọi lúc.
Ví dụ về dạy học tích hợp:
TV có thể tích hợp nội dung, yêu cầu của tất cả các môn.
Đạo đức có thể tích hợp trong tất cả các môn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Van Long
Dung lượng: 102,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)