Dạy từ ngữ THCS
Chia sẻ bởi Mai Anh Tuấn |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Dạy từ ngữ THCS thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phòng GD-ĐT Thủ Đức
Trường THCS Lê Quý Đôn
Tổ: Ngữ Văn
Người viết: Mai Anh Tuấn
Tháng 09/2008
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ NGỮ ( THCS)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Vị trí:
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị tín hiệu đích thực. Bản chất của tín hiệu là tạo điều kiện cho ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp. Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào.
Như vậy, dạy học từ ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở nhà trường.
Trong giao tiếp nếu không nắm vững được từ, người tiếp nhận sẽ không hiểu hết thậm chí hiểu sai lệch ý của người phát biểu. Còn bản thân người phát biểu thì khó làm cho người nhận hiểu được ý mình. Điều đó chứng tỏ rằng để phát huy chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ, chúng ta nhất thiết phải hiểu được từ, có khả năng huy động và sử dụng được từ. Và dạy từ phải là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường THCS.
Việc dạy từ ngữ ngày nay càng có ý nghĩa cấp thiết vì Tiếng Việt đang trong giai đoạn phát triển ồ ạt, chưa bao giờ Tiếng Việt đòi hỏi phải bổ sung và sáng tạo nhiều từ ngữ như bây giờ. Trong điều kiện phải tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhiều hoàn cảnh mới thì hàng loạt cách nói mới ra đời. Vì thế để nâng cao tính hiện đại của từ ngữ Tiếng Việt cho phù hợp với bản sắc dân tộc, việc dạy từ ngữ ở THCS là vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho mục đích giáo dục ngôn ngữ mà còn là điều kiện không thể thiếu để rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện để tiếp thu các môn học khác trong nhà trường.
2. Mục đích
Việc dạy từ ngữ ở cấp THCS nhằm cả 3 mục đích: cung cấp vốn từ – nhận thức – ứng dụng.
Ở tuổi các em, nhu cầu tìm hiểu và diễn đạt ý nghĩ của mình về môi trường xung quanh là rất lớn. Vì vậy chúng ta phải cung cấp cho các em một số vốn từ đúng, chính xác.
Khi hình thành cho các em một số thế giới quan khoa học, kiến thức về từ vựng đóng một vai trò tối quan trọng trong việc giúp các em có cơ sở để phát hiện, đánh giá được hiệu quả của ngôn ngữ nghệ thuật góp phần sáng tạo nên cái đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ.
3. Nội dung
Phần từ ngữ chiếm 1/3 trong chương trình Tiếng Việt. Nội dung phần này chủ yếu về việc cung cấp các kiểu của từ, yếu tố Hán Việt, và một số biện pháp tu từ cơ bản. Phần này là cơ sở, nền móng cho tất cả tri thức, kỹ năng của các phần còn lại tiếp sau.
II. NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ NGỮ.
1. Cơ sở ngôn ngữ học:
Từ và các ngữ cố định là đơn vị của ngôn ngữ mà ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Dạy từ ngữ không thể xem xét từ ngữ một cách cô lập mà phải thấy được hoạt động của nó trong mối quan hệ với những đơn vị bé hơn (tiếng) và những đơn vị lớn hơn ( cụm từ, câu, đoạn câu, văn bản). Những tri thức về cấu tạo từ Tiếng Việt và quan hệ giữa chúng với nghĩa của từ, những hiểu biết về ngữ nghĩa là cơ sở chính yếu tạo nên nội dung của việc dạy từ ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Cơ sở tâm lý
Sự ghi nhận, hình thành và phát triển của từ chỉ xảy ra trong hoạt động. Không có hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, con người không thể chiếm lĩnh được khái niệm và tên gọi của chúng. Mà tên gọi của các khái niệm đó chính là từ ngữ.
Con người học từ, trước hết là học trong giao tiếp. Trong giao tiếp từ ngữ không đứng riêng lẻ mà tồn tại trong một văn cảnh, ngữ cảnh, ngôn bản nhất định. Chính hoàn cảnh đó những từ mới xuất hiện là động cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần đoán ra nội dung của các ngữ nghĩa, qua đó chiếm lĩnh được từ mới làm vốn riêng từ ngữ của mình.
III. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TỪ NGỮ
Theo kinh điển có 4 nguyên tắc.
1. Nguyên tắc trực quan
Phải luôn bảo đảm mối liên hệ của từ với hiện thực khách quan mà từ biểu đạt. Ở THCS nguyên tắc này được thực hiện bằng cách dùng các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, hành động đọc, viết, nghe).
2. Nguyên tắc hệ thống
Đây là nguyên tắc rất đặc trưng của
Trường THCS Lê Quý Đôn
Tổ: Ngữ Văn
Người viết: Mai Anh Tuấn
Tháng 09/2008
MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỪ NGỮ ( THCS)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Vị trí:
Trong hệ thống ngôn ngữ, từ là đơn vị tín hiệu đích thực. Bản chất của tín hiệu là tạo điều kiện cho ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp. Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào.
Như vậy, dạy học từ ngữ là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở nhà trường.
Trong giao tiếp nếu không nắm vững được từ, người tiếp nhận sẽ không hiểu hết thậm chí hiểu sai lệch ý của người phát biểu. Còn bản thân người phát biểu thì khó làm cho người nhận hiểu được ý mình. Điều đó chứng tỏ rằng để phát huy chức năng làm công cụ giao tiếp của ngôn ngữ, chúng ta nhất thiết phải hiểu được từ, có khả năng huy động và sử dụng được từ. Và dạy từ phải là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường THCS.
Việc dạy từ ngữ ngày nay càng có ý nghĩa cấp thiết vì Tiếng Việt đang trong giai đoạn phát triển ồ ạt, chưa bao giờ Tiếng Việt đòi hỏi phải bổ sung và sáng tạo nhiều từ ngữ như bây giờ. Trong điều kiện phải tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nhiều hoàn cảnh mới thì hàng loạt cách nói mới ra đời. Vì thế để nâng cao tính hiện đại của từ ngữ Tiếng Việt cho phù hợp với bản sắc dân tộc, việc dạy từ ngữ ở THCS là vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho mục đích giáo dục ngôn ngữ mà còn là điều kiện không thể thiếu để rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ, tạo điều kiện để tiếp thu các môn học khác trong nhà trường.
2. Mục đích
Việc dạy từ ngữ ở cấp THCS nhằm cả 3 mục đích: cung cấp vốn từ – nhận thức – ứng dụng.
Ở tuổi các em, nhu cầu tìm hiểu và diễn đạt ý nghĩ của mình về môi trường xung quanh là rất lớn. Vì vậy chúng ta phải cung cấp cho các em một số vốn từ đúng, chính xác.
Khi hình thành cho các em một số thế giới quan khoa học, kiến thức về từ vựng đóng một vai trò tối quan trọng trong việc giúp các em có cơ sở để phát hiện, đánh giá được hiệu quả của ngôn ngữ nghệ thuật góp phần sáng tạo nên cái đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ.
3. Nội dung
Phần từ ngữ chiếm 1/3 trong chương trình Tiếng Việt. Nội dung phần này chủ yếu về việc cung cấp các kiểu của từ, yếu tố Hán Việt, và một số biện pháp tu từ cơ bản. Phần này là cơ sở, nền móng cho tất cả tri thức, kỹ năng của các phần còn lại tiếp sau.
II. NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ NGỮ.
1. Cơ sở ngôn ngữ học:
Từ và các ngữ cố định là đơn vị của ngôn ngữ mà ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu. Dạy từ ngữ không thể xem xét từ ngữ một cách cô lập mà phải thấy được hoạt động của nó trong mối quan hệ với những đơn vị bé hơn (tiếng) và những đơn vị lớn hơn ( cụm từ, câu, đoạn câu, văn bản). Những tri thức về cấu tạo từ Tiếng Việt và quan hệ giữa chúng với nghĩa của từ, những hiểu biết về ngữ nghĩa là cơ sở chính yếu tạo nên nội dung của việc dạy từ ngữ trong chương trình Ngữ văn THCS.
2. Cơ sở tâm lý
Sự ghi nhận, hình thành và phát triển của từ chỉ xảy ra trong hoạt động. Không có hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, con người không thể chiếm lĩnh được khái niệm và tên gọi của chúng. Mà tên gọi của các khái niệm đó chính là từ ngữ.
Con người học từ, trước hết là học trong giao tiếp. Trong giao tiếp từ ngữ không đứng riêng lẻ mà tồn tại trong một văn cảnh, ngữ cảnh, ngôn bản nhất định. Chính hoàn cảnh đó những từ mới xuất hiện là động cơ thúc đẩy người nghe, người đọc dần đoán ra nội dung của các ngữ nghĩa, qua đó chiếm lĩnh được từ mới làm vốn riêng từ ngữ của mình.
III. NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TỪ NGỮ
Theo kinh điển có 4 nguyên tắc.
1. Nguyên tắc trực quan
Phải luôn bảo đảm mối liên hệ của từ với hiện thực khách quan mà từ biểu đạt. Ở THCS nguyên tắc này được thực hiện bằng cách dùng các phương tiện trực quan (tranh, ảnh, hành động đọc, viết, nghe).
2. Nguyên tắc hệ thống
Đây là nguyên tắc rất đặc trưng của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)