Day tieng anh

Chia sẻ bởi Hồ Phạm Yến Nhi | Ngày 19/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: day tieng anh thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:

Phải thay đổi cách dạy và học ngoại ngữ




Hầu hết các chuyên gia, giáo viên tiếng Anh đều cho rằng đưa tiếng Anh vào trường học là cần thiết nhưng phải thay đổi cách dạy và học. Ông Vũ Đức Thứ, nguyên Hiệu phó THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) cho rằng, việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay phát triển quá ồ ạt không chú trọng đến chất lượng. Phương pháp dạy theo kiểu quảng bá tùy tiện, giáo trình không có tính khoa học, sư phạm. Ngay cả chương trình thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3 cũng chưa thật nghiêm túc khi việc chọn trường thí điểm không có cơ sở, tiêu chí nhất định và hầu hết các trường đều thiếu giáo viên. Theo ông Thứ, để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trước hết phải có những quy định, kiểm tra đánh giá chất lượng dạy ngoại ngữ. Tiếp đó mới bàn tới phương pháp dạy. Bởi lẽ, việc đối mới phương pháp sẽ không có tác dụng nếu đội ngũ giáo viên quá kém lại không có giáo trình giảng dạy thống nhất.
Giáo sư Văn Như Cương cho biết, học ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng tiến tới hội nhập. Thời gian qua, việc học ngoại ngữ đã được đẩy mạnh nhưng kết quả không tốt. Nguyên nhân chính là giáo viên và học sinh còn nặng học ngữ pháp, không phát huy nghe, nói. Số lượng và trình độ giáo viên không đảm bảo. Nhiều giáo viên nói không chuẩn vì ngay khi học ở sư phạm cũng không được học những cái chuẩn. Muốn thay đổi tình hình dạy tiếng Anh phải xuất phát trước tiên từ các trường đào tạo sư phạm. Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Hiệu phó, ĐH Hà Nội: Trình độ giáo viên dạy tiếng Anh còn thấp và không đồng đều. Bộ GD-ĐT lại không có chủ trương nên giáo trình cho việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường tiểu học không thống nhất. Việc chọn giáo trình tiếng Anh hiện nay hoàn toàn mang tính võ đoán, mỗi trường chọn một giáo trình. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải làm ba việc. Thứ nhất, tập huấn giáo viên có hệ thống chứ không chỉ tập huấn giáo viên một số buổi vào dịp hè như hiện nay. Thứ hai, cải tổ giáo trình dạy và thay đổi quan niệm phân bổ giờ dạy để giáo viên linh hoạt trong bố trí tiết dạy. Thứ ba, nên tổ chức những lớp học ngoại ngữ hiện đại cho học sinh

Bi - hài dạy và học ngoại ngữ





Bộ GD-ĐT đang đặt mục tiêu thế hệ sinh viên sắp tới ra trường có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc; 80% sinh viên tốt nghiệp đạt mức 3 theo chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế… Thế nhưng liệu mong muốn của Bộ GD-ĐT có đạt được khi cách dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường còn nhiều bất cập? Dù Bộ GD-ĐT đã ra chủ trương dạy ngoại ngữ từ cấp tiểu học nhưng hiện nay hấu hết các trường đều thiếu giáo viên do cạn nguồn tuyển. Mức lương thấp khiến nhiều giáo viên “dành sức” chạy sô, làm thêm. Ông Hoàng Xuân Quảng, Phó hiệu trưởng trường ĐH An Giang, cho biết năm nay trường chỉ tuyển được 30/60 chỉ tiêu cho ngành sư phạm ngoại ngữ. Chê sư phạm ngoại ngữ Ông Nguyễn Song Bình, Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Điện Biên cũng thổ lộ, ngành Sư phạm tiếng Anh mở mấy năm nay nhưng chưa năm nào đủ chỉ tiêu. Năm nay, trường có 100 chỉ tiêu nhưng mới có hơn 80 hồ sơ đăng ký và số thí sinh nhập học sẽ còn ít hơn. “Chương trình tiếng Anh phổ thông sơ sài khiến học sinh ngại đăng ký khối D”, ông Bình giải thích.
Trong khi đó, ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên, cho biết toàn tỉnh hiện có khoảng 400-500 giáo viên dạy ngoại ngữ. Hiện nay, học sinh trong tỉnh bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6 nên tạm đủ giáo viên nhưng từ năm tới, Sở triển khai chương trình dạy tiếng Anh từ lớp 3 thì sẽ thiếu  trầm trọng. Đầu vào ngành sư phạm ngoại ngữ đã thiếu như vậy, nhưng đến khi ra trường nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cũng chê nghề sư phạm. Nguyễn Thị Huệ, tốt nghiệp bằng giỏi khoa Sư phạm, ĐH Ngoại Ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội), nhưng ngay khi ra trường Huệ xin vào làm cho một công ty, tối đi dạy thêm ở trung tâm ngoại ngữ. “Với mức lương giáo viên hiện nay, sinh viên mới ra trường rất khó bám nghề. Hơn nữa, môi trường dạy học trong nhà trường quá gò bó, trong khi dạy ở Trung tâm năng động hơn”, Huệ nói. Cũng theo Huệ, đa số các bạn cùng lớp với Huệ đã chọn ngành tay trái để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Phạm Yến Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)