Day tich hop tiet kiem nang luong

Chia sẻ bởi Ngô Hà Vũ | Ngày 24/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: day tich hop tiet kiem nang luong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM

Người trình bày: Đỗ Bình Yên
Phó Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Quảng Bá, Hà Nội – Ngày 05/12/2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Hội nghị Tập huấn đưa nội dung giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp THCS, THPT
I. Một số khái niệm liên quan
IV. Thế nào là SD NLTK&HQ?
II. Tình hình SX & SD NL ở VN, T.giới
V. Một số giải pháp SD NLTK&HQ
III. Tại sao phải S.dụng NLTK&HQ?
VI. Hoạt động TKNL ở VN và T.giới
NỘI DUNG
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
Một số định nghĩa về Năng lượng:
Có nhiều cách định nghĩa, cách giải thích khác nhau:
Giáo trình “Kinh tế năng lượng” của ĐH Bách khoa Hà Nội giới thiệu một số định nghĩa:
Năng lượng biểu thị khả năng sinh công.
Năng lượng là một đại lượng có khả năng cung cấp công trực tiếp.
Năng lượng là năng lực để sinh công hoặc sinh nhiệt. NL có thể được xem như là “công tích trữ”.
Năng lượng là một phạm trù vật chất mà ứng với một quá trình nào đó có thể sinh công. Quá trình ở đây là một quá trình biến đổi năng lượng một cách tự nhiên hay nhân tạo.
Một số định nghĩa về Năng lượng (tiếp):
Nghị định số 102/2003/NĐ về Sử dụng N.L TK&HQ
Giải thích từ “Năng lượng” dùng trong Nghị định này:
“Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp”
Dự thảo số 11 “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”:
Năng lượng là các loại nhiên liệu và điện năng, nhiệt năng thu được nhờ quá trình chuyển hoá nhiên liệu hoặc chuyển hoá các nguồn năng lượng tái tạo hoặc không tái tạo.
Và nhiều định nghĩa, cách hiểu khác
Phân loại năng lượng

Theo dạng vật chất:
Rắn (Than, Củi gỗ…);
Lỏng (Dầu và các sản phẩm dầu; Biofuel…);
Khí (Khí và các SP khí)
Dạng khác: Plasma,
Điện từ trường,
Năng lượng cơ bắp…
Điện năng
Biến đổi
Nhiệt năng
Hóa năng
Quang năng
Cơ năng
Thủy năng
N.L N.Tử
Theo quá trìnhbiến đổi
Phân loại năng lượng (tiếp)

Theo công nghệ
Năng lượng truyền thống
Năng lượng không truyền thống
Theo khả năng tái sinh
Theo tính thương mại
Năng lượng tái tạo (Gió, Mặt trời, Biomas,
Biogas, Địa nhiệt, Sóng biển, Thủy điện cực nhỏ…)
Năng lượng không tái tạo (Than, Dầu, Khí… )
Năng lượng thương mại (Điện, Than, Dầu, Khí… )
Năng lượng phi thương mại (Rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp, Biogas, Biofuel…)
Sử dụng
năng lượng
cuối cùng
Viên,bó, bánh
Đốt
Khí
Khí, dầu, cốc
Khí hoá
Nhiệt phân
Gỗ vụn, mùn cưa
Dầu thực vật
(Biodiesel)
Biofuel (Etanol, Metanol)
Khí sinh học (Biogas)
Phân giải kỵ khí
Lên men rượu
Quá trình
Sinh học
Sinh khối
(Biomas)
Xác, chất thải động vật, thực vật
Quá trình
Vật lý
Quá trình
Nhiệt hoá
Nén chặt, sấy
Giảm kích cỡ
Ép
Phân loại năng lượng (tiếp)
Về năng lượng sinh khối (Biomas)
Phân loại năng lượng

Theo dòng biến đổi năng lượng:
N.L Sơ cấp: N.L có sẵn trong tự nhiên như than, dầu thô, khí tự nhiên, thủy năng, địa nhiệt, N.L mặt trời, củi gỗ, rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp…
N.L Thứ cấp: N.L đã được biến đổi từ những dạng N.L khác như điệ̣n,xăng dầu, hơi nước do các lò hơi cấp, khí than do lò khí hóa than cấp, các sản phẩm dầu do crackinh dầu mỏ…
N.L Cuối cùng: N.L được sử dụng tại hộ tiêu thụ, người tiêu dùng sau khi đã qua khâu tryền tải, vận chuyển.
N.L Hữu ích: N.L cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng.
Các khâu: Sản xuất => Biến đổi=>Vận chuyển=>Sử dụng
Mục tiêu của hộ sử dụng là N.L Hữu ích=> Cần giảm tổn thất N.L tại các khâu trên
Một số đơn vị năng lượng
Đơn vị đo lường thường dùng các bội số sau:
kilo (k): = 103 Mega (M) = 106 Giga (G) = 109
Tera (T) = 1012…, ngoài ra còn dùng tấn (t) = 103
Các đơn vị đo thông dụng trong ngành N.L:
Jun (J), Calo (cal), Wh, Wat (W), lít (l)…
Các đơn vị khác dùng trong ngành N.L:
Nhiệt trị của 1 kg than tiêu chuẩn: 7.000 kcal (1 kCE)
Nhiệt trị của 1 kg dầu tương đương 10.000 kcal (1 kOE)
Đơn vị đo nhiệt của Anh: 1 Btu = 1,055 kcal,
=> Tạo thành nhiều đơn vị đo:
Công suất: kW, MW…TW; Btu/h
Công, năng lượng: kWh… TWh; kJ…TJ; kcal… Tcal; kOE, tOE, MtOE; kCE, tCE; (Viết kW/h là sai)
Đo thể tích: kl (= 1.000 lít); 1 thùng (1 barrel) = 159 lít
Cường độ năng lượng(CĐNL):
Là mức tiêu hao năng lượng để làm ra một đơn vị giá trị gia tăng tính bằng tiền hoặc một đơn vị sản phẩm, hoặc bình quân đầu người.
Đối với toàn nền kinh tế, chỉ tiêu CĐNL của GDP là mức tiêu thụ NL tính bằng kg dầu qui đổi trên 1 USD (kOE/USD).
Đối với từng ngành, chỉ tiêu CĐNL tính bằng kOE/USD GTGT.
CĐNL thấp chứng tỏ việc tiêu thụ NL để SX ra một đơn vị GTGT giảm, tức là hiệu quả sử dụng NL tăng lên
Ví dụ CĐNL năm 2005:
Việt Nam: 500 kOE/1000 USD
Nhật Bản: 100 kOE/1000 USD
Việt Nam, Tiêu thụ điện (2005): 540 kWh/ng.năm
Việt Nam, T.Thụ năng lượng (2005): 250 kOE/ng.năm

Hệ số đàn hồi
Khi phân tích nhu cầu NL cũng như phân tích nhu cầu đối với các hàng hóa khác, chúng ta đều cần những thông tin về sự thay đổi tương đối=> hệ số đàn hồi
Hệ số đàn hồi phản ánh sự thay đổi tương đối của một biến phụ thuộc so với một biến độc lập nào đó
Hệ số đàn hồi giúp ích rất nhiều trong việc dự báo nhu cầu đối với một mặt hàng nào đó
Phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự biến thiên của một đại lượng cần xem xét đánh giá
Ví dụ hệ số đàn hồi:
Thái Lan: 1,3-1,4 và phấn đấu đạt 1,1 trong 5 năm tới
Việt Nam: 1,86 (Tốc độ gia tăng N.L 14% / Tốc độ gia tăng kinh tế 7% )

SX năng lượng Thương mại năm 2005

II. TÌNH HÌNH SX VÀ SỬ DỤNG N.L CỦA VN, THẾ GIỚI
Tình hình SX điện năm 2005
Điện sản xuất: 53,462 TWh
Tổng công suất đặt: 11.298MW
Công suất khả dụng: 10.937MW
Pmax: 9.255 MW
Tốc độ tăng trung bình điện thương phẩm 2001 - 2005: 15,3%

Điện năng tiêu thụ theo ngành (Kịch bản CS)


Nhu cầu năng lượng cuối cùng - theo dạng N.L
(M.tOE)
Thiếu hụt năng lượng, đặc biệt là điện năng
(Bộ Công Thương)
- Năm 2010 thiếu 17,2 tỷ kWh;
- Năm 2020, theo phương án cơ sở, ta sẽ thiếu hụt tới 36 tỷ kWh
- Năm 2030, lượng điện thiếu hụt còn cao hơn nữa và lên tới gần 120 tỷ kWh.
- Xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong nước sẽ tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau.
World Primary energy consumption
Chỉ tiêu Kinh tế, Năng lượng của một số nước năm 2007
Source: (3), (4): BP Statistical Review of World Energy, June 2008; (6) 2007 World Population Data Sheet, Population Reference Bureau, USA; (7) World Development Indicators database, World Bank, revised 10 September 2008
USA/World: Chiếm 4,6% dân số; 25,4% GDP; 21,3% Tthụ NLSC; 24% pt CO2
World primary energy consumption patterns
Primary energy consumption per capita
Phát thải khí CO2 của các quốc gia (2004)
Per-capita CO2 emissions (2004)
[t carbon/person]
USA: 5,37
Australia: 4,82
Singapore: 3,63
Russia: 3,01
Germany: 2,80
Japan: 2,73
China: 1,01
Thailand: 1,00
Others: 0,68
World: 1,14
Vietnam: 0,28
Tài nguyên năng lượng ngày một khan hiếm (Than, dầu,Thủy năng, Củi…);
Nhu cầu sử dụng N.L trong sản xuất và sinh hoạt ngày một tăng do phát triển kinh tế, do đời sống ngày càng nâng cao, do dân số tăng… dẫn đến thiếu năng lượng
Giá năng lượng có xu hướng ngày càng tăng;
Hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, cường độ năng lượng cao => Tiềm năng TKNL trong SX&SH còn rất lớn;
Chi phí để sản xuất 1 đơn vị N.L lớn hơn so với chi phí để tiết kiệm 1 đơn vị N.L
Môi trường đang ô nhiễm nặng do đốt nhiên liệu hóa thạch; Khí hậu trái đất đang bị nóng lên.

III. TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG N.L TK&HQ
Tiềm năng TKNL của một số ngành ở VN
Công nghiệp xi măng – 50%
Công nghiệp gốm – 35%
Phát điện than – 25%
Ngành dệt /may mặc – 30%
Các tòa nhà thương mại – 25%
Công nghiệp thép – 20%
Nông nghiệp – 50%
Chế biến thực phẩm – 20%
Sử dụng nước– 15%

TKNL là một biện pháp tốt để:
Giảm thiếu hụt năng lượng do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng: => Đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định xã hội, giảm phụ thuộc các quốc gia khác do phải nhập khẩu năng lượng;
Giảm chi phí sản suất, tăng lợi nhuận;
Giảm chi phí sinh hoạt, nâng cao đời sống;
Giảm ô nhiễm môi trường.

IV. THẾ NÀO LÀ SỬ DỤNG N.L TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ?

Phải đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng N.L
Không cắt giảm N.L, trừ những nhu cầu chưa cần thiết;
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống;
Dùng mọi biện pháp (quản lý, công nghệ…) để Giảm tổn thất N.L trong mọi công đoạn, mọi thiết bị biến đổi N.L phục vụ sản xuất, sinh hoạt… (từ khâu khai thác, sản xuất, truyền tải đến phân phối và sử dụng N.L.)
Thay thế hợp lý các dạng N.L trong khâu sử dụng N.L.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG N.L TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ?

Giải pháp quản lý:
Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về TKNL và các giải pháp TKNL cho:
Các cơ quan quản lý Nhà nước;
Trong SX: Người lãnh đạo, quản lý, người sản xuất…
Trong Sinh hoạt: Mọi người dân (VD: trong đun nấu; trong sử dụng thiết bị điện, gas gia dụng…)
Tổ chức SX hợp lý:
Về bố trí nhân lực, thiết bị SX, điều kiện SX;
Về kế hoạch SX (VD: Chuẩn bị đủ N.liệu, đủ mẻ hàng; T.bị làm việc đủ tải; Giảm thời gian không tải, gián đoạn…, san bằng đồ thị phụ tải điện; Sử dụng giờ thấp điểm…)
Định kỳ tiến hành Kiểm toán N.L chi tiết
Giải pháp quản lý (tiếp)

Xây dựng định mức tiêu hao N.L và giao khoán (có thưởng, phạt) định mức tiêu hao N.L; Tổ chức thi tay nghề, thi TKNL; Thực hiện kiểm toán N.L khi cần.
Cơ chế chính sách:
Nhà nước có văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn việc sử dụng NLTK&HQ;
Nhà nước hỗ trợ kinh phí; Giảm thuế cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, đầu tư, áp dụng các giải pháp TKNL;
Có cơ chế giá năng lượng phù hợp;
Tiếp tục đầu tư các dự án TKNL.
=> Giải pháp quản lý rất hiệu quả, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, ít vốn, thiết bị và công nghệ SX lạc hậu, nhận thức về TKNL của người dân còn thấp => Tiềm năng TKNL rất lớn.
Giải pháp về công nghệ:

Trong SX, dịch vụ: Tùy ngành nghề SX; Quy mô sản xuất; Đặc điểm công nghệ; Nguồn vốn; Loại nhiên liệu-năng lượng sử dụng… mà có nhiều giải pháp công nghệ khác nhau. Các giải pháp công nghệ cần áp dụng đồng bộ, phối hợp với các giải pháp quản lý:
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đúng kỹ thuật;
Thay thế thiết bị, công nghệ đã cũ, đã lạc hậu, suất tiêu hao N.L lớn;
Giải pháp cho thiết bị điện: Thay thế động cơ điện đúng công suất phụ tải yêu cầu; Cấp đủ điện áp, tần số; Khử sóng hài; Bù cos; Sử dụng biến tần, thiết bị TKNL cho các động cơ thường làm việc non tải; Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn TKNL…
Giải pháp về công nghệ (tiếp):

Với các thiết bị nhiệt: Giảm tổn thất nhiệt bằng cách tăng cường bảo ôn; Giảm tổn thất nhiệt qua cửa lò, đường khói…; Cấp đủ khí đốt cho lò hơi; Tuyển chọn nhiên liệu đúng kỹ thuật; Tận dụng nhiệt thứ cấp; Tận dụng NLMT cấp nước nóng phục vụ các quá trình nhiệt độ thấp, hoặc tiếp tục gia nhiệt bằng các dạng N.L khác (than, dầu, củi…); Lắp đặt các lò hơi dùng biomass; COGEN…
Với các thiết bị đốt xăng, dầu, gas
Với các tòa nhà, siêu thị
Với giao thông vận tải
Với chiếu sáng công cộng
….
Giải pháp về công nghệ (tiếp):

Trong Sinh hoạt:
Năng lượng, nhiên liệu phục vụ đun nấu ăn: Cải tiến các bếp đun rơm rạ, củi, than; Đóng bánh một số phụ phẩm nông nghiệp để đun nấu; Phát triển bếp dùng NLMT; Lắp đặt dàn đun nước nóng NLMT; Sử dụng N.L Biogas đun nấu; Sử dụng các bếp gas, dầu, điện hiệu suất cao;

Chiếu sáng: Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn TK điện (Compaq, Led…); Dùng đèn Biogas; Tận dụng ánh sáng MT (Mở cửa sổ, lắp kính trên mái nhà, lắp tấm phản quang); Sử dụng nến…
Giải pháp về công nghệ (tiếp):

Trong Sinh hoạt (tiếp):
Năng lượng sưởi ấm, làm mát: Lựa chọn vật liệu làm mái nhà, tường nhà phù hợp; Tận dụng cửa sổ để làm mát; Dùng nhiệt thải của máy lạnh, điều hòa đun nước nóng phục vụ tắm; Dùng bình tắm nóng lạnh Biogas; Sử dụng nhiệt của các nguồn địa nhiệt để tắm giặt, bơm nhiệt sưởi ấm nhà ở…
Các nhu cầu khác: Bơm nước
V. HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Belarus:
Ban hành chính sách N.L nhưng chưa phải là chính sách TKNL; Có Ban Kiểm soát liên bộ về TKNL.
Trích một phần thuế quan N.L xây dựng Quỹ Hiệu quả N.lượng. Năm 2006 Quỹ đạt́ trên 100 triệu USD;
Chiến lược EC (2000-2008) đã triển khai đo mức tiêu thụ nước và nhiệt độ trong nhà; Khuyến khích dùng N.L phi thương mại (như củi);
Mục tiêu: Giảm 7% tổng T.Thụ N.L trong khu vực N.nước; Dùng các nguồn N.L thay thế và N.L trong nước thay 600.000 tấn xăng dầu đang phải nhập khẩu hàng năm

Slovakia:
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của UNDP/GEF
Rất quan tâm việc nâng cao nhận thức; Nâng cao năng lực quốc gia trong lĩnh vực xây dựng năng lực TKNL.
Quan tâm xây dựng thể chế;
Năm 2006: Ban hành Chính sách quốc gia về TKNL.
V. HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (Tiếp)
Thái Lan:
Nhập khẩu 63% tổng tiêu thụ N.L, chi phí 10% GDP (~25 tỷ USD/năm) - năm 2007.
Năm 1982 đã bắt đầu xây dựng C.Trình TKNL lần thứ nhất; Tiết kiệm 300.000 tOE/năm;
Kiểm toán N.L cho hàng ngàn xí nghiệp;
Giảm thuế cho T. bị TKNL (Trị giá 15 triệu USD năm 2003);
Năm 1987: Thành lập Trung tâm TKNL Thái Lan (ECCT);
Năm 1992: Luật TKNL ban hành. Ủy ban chính sách N.L quốc gia (NEPC) được T.lập, đứng đầu là T.tướng CP;
Xây dựng C.Trình ‘Thúc đẩy bảo tồn N.L’-ENCON với 3 C.Trình chính và 10 C.Trình phụ;
Xây dựng Quỹ ENCON, hình thành do trích một phần tiền bán dầu (0,05 Baht/lit), đạt gần 100 triệu USD/năm.
Luật được sửa đổi lần 2, có hiệu lực từ 1/6/2008, nhấn mạnh biện pháp quản lý, đào tạo con người quan trọng hơn thiết bị.
Indonesia:
Năm 1979: Xây dựng Chương trình TKNL;
Năm 1987: Thành lập cơ quan TKNL quốc gia KONEBA
Trung Quốc:
Năm 1980: Nguyên tắc phát triển N.L ’Phát triển đồng thời sử dụng hiệu quả N.L’.
Năm 1986: Ban hành ‘Quy định tạm thời về Q.Lý N.L’
Năm 1990: Bắt đầu dự thảo ‘Luật TKNL’
Năm 1997: Ban hành luật TKNL. Năm 2007: Sửa đổi, bổ sung. Bao gồm 6 Chương, 50 Điều.
Điều hành, giám sát: Đứng đầu là Thủ tướng Ôn Gia Bảo; đứng đầu các tỉnh là chủ tịch tỉnh;
Các tỉnh đều có T.Tâm TKNL; Cơ quan giám sát tại các tỉnh có chức năng như cảnh sát địa phương.
V. HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (Tiếp)
V. HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (Tiếp)
Nhật Bản:
Năm 2007: Tổng tiêu thụ NLSC: 517,5 M.tOE; SL điện năng: 1.160,0 TWh; Bình quân GDP: 34.273,3 USD/ng; NLSC: 4.052 kOE/ng; Điện năng: 9.084 kWh/ng.
Là quốc gia phải nhập N.L
Có thống kê N.L từ năm 1880
Năm 1947: Ban hànhquy định về quản lý nhiệt;
Năm 1951: Ban hành Luật quản lý nhiệt;
Năm 1979: Ban hành Luật liên quan đến S.Dụng N.L hợp lý
(1983, 1993, 1998, 2002, 2004 điều chỉnh và bổ sung)
V. HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI (Tiếp)
Cường độ N.L trong vận tải hành khách tại Nhật Bản
Tiêu thụ năng lượng trong vận tải hàng hóa và hành khách tại Nhật Bản
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN

Các hoạt động nghiên cứu và triển khai về TKNL phát triển mạnh khoảng 15 năm trở lại đây, đặc biệt từ năm 2003 đến nay
Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn việc sử dụng N.L TK&HQ
Các văn bản dưới luật
Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về SD NLTK&HQ trong sản xuất công nghiệp, trong các tòa nhà, đối với các thiết bị, phương tiện sử dụng N.L và trong sinh hoạt của nhân dân.
Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010;
Thông tư số 01/2004/TT-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 02/7/2004; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2005/CT-TTg ngày 02/06/2005…
Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng N.L TK&HQ.
Các luật chuyên ngành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến SD NLTK&HQ:
Luật Tài nguyên nước năm 1998;
Luật Dầu khí năm năm 2000;
Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung năm 2003;
Luật Điện lực năm 2004;
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Luật Khoa học và công nghệ năm 2000;
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006…

Dự thảo số 11 “Luật sử dụng năng lượng TK&HQ”:
Ngày 11/11/2008, Bộ Công Thương đã gửi công văn số 10814/BCT-KHCN tới các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố để lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật này. Dự thảo Luật dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2009
Dự thảo Luật gồm có 10 Chương, 49 Điều.


HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)
Chương VIII. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 42. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
8. Nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Xây dựng chương trình, đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình học trong nhà trường, phù hợp với các cấp học.
b) Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)


Nhiều Dự án, Chương trình TKNL, bảo vệ môi trường do Chính phủ; do các tổ chức quốc tế đầu tư, triển khai tại Việt Nam, ví dụ:
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (PECSME);
Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm (CEEP);
Các dự án, chương trình liên quan khác (Dự án Chiếu sáng, Dự án KSH Hà Lan…)
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)
Quan điểm chính sách năng lượng: Dựa trên nguyên tắc 3E


Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

Thời gian thực hiện:
Giai đoạn 1: 2006-2010: Triển khai tích cực các nội dung của CT.
Giai đoạn 2: 2011-2015: Triển khai theo chiều sâu và diện rộng các nội dung của CT, trên cơ sở tổng kết, đúc rút kinh nghiệm GĐ 1
Mục tiêu phấn đấu Tiết kiệm :
3%-5% Tổng mức tiêu thụ N.L toàn quốc, giai đoạn 2006-2010
5%-8% tổng mức tiêu thụ N.L toàn quốc, giai đoạn 2011-2015
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)




Thành viên của Ban chỉ đạo Nhà nước gồm đại diện các Bộ: Công Thương; Xây dựng; Giao thông vận tải; Tài chính; Giáo dục và đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa-Thông tin; Kế hoạch và đầu tư; Tư pháp; Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam…
Văn phòng TKNL đặt tại Bộ Công thương; Chi nhánh tại một số tỉnh, thành phố;
Nội dung chương trình: Gồm 11 Đề án, biên chế thành 06 nhóm nội dung: Tăng cường quản lý nhà nước; Giáo dục, tuyên truyền; Phát triển, phổ biến thiết bị năng lượng hiệu suất cao, dần xóa bỏ thiết bị hiệu suất thấp; Sử dụng N.L Tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp SX công nghiệp, tại các tòa nhà, trong giao thông vận tải. Giao cho từng Bộ, Ngành chủ trì
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)




Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Promoting Energy Conservasion in Medium Scale Enterprises- PECSME);
Do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) hỗ trợ; Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện; Thời gian thực hiện: 2006-2010
Mục tiêu của dự án:
Triển khai tại 500 Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc 5 ngành công nghiệp: Gạch; Gốm-sứ; Giấy và bột giấy; Dệt may; Chế biến thực phẩm, tiết kiệm 136.000 toe; giảm 962.000 tấn CO2 trong giai đoạn2006-2010.
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)


Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm (Commercial Energy Efficiency Program- CEEP)
Chương trình được hình thành từ nguồn tài trợ không hoàn lại 3,25 triệu USD của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cho chính phủ Việt Nam, ủy thác qua WB
Bộ Công thương được giao triển khai chương trình
Khung công việc cho Chương trình TKNL thương mại thí điểm CEEP đã được Bộ Công nghiệp xây dựng năm 2002 với sự hỗ trợ của Tư vấn quốc tế ERM (Anh)
Chương trình CEEP bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2004, dự kiến hoạt động trong 4 năm (1 năm chuẩn bị và đào tạo; 3 năm triển khai thực hiện)
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)


Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm (Commercial Energy Efficiency Program- CEEP)
Mục tiêu của chương trình:
Xác định các mô hình kinh doanh TKNL hiệu quả để thúc đẩy phát triển TKNL ở Việt Nam
Xây dựng năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TKNL– "Đại diện dự án - PA“
Hỗ trợ 210 dự án tiết kiệm năng lượng với tổng số tiền đầu tư 7,32 triệu USD nhằm tiết kiệm được 13,171 MWh/năm.
Hình thành thị trường tiết kiệm năng lượng
HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)



Các cơ quan quản lý Nhà nước; Chính quyền các địa phương; Chủ các doanh nghiệp, nhiều người dân đã quan tâm hơn đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nhiều dự án, triển khai có hiệu quả.
Nhiều Trung tâm TKNL ra đời tại các tỉnh, các Viện, trường Đ.học…
Đặc biệt có nhiều tổ chức, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực TKNL như tư vấn, cung cấp thiết bị TKNL (do SX, do nhập khẩu)…
TKNL phát triển tới cả nông thôn, miền núi
Nhiều đề tài NCKH về TKNL
Nhiều lớp tập huấn về TKNL được tổ chức; Nhiều đợt tham quan, học tập kinh nghiệm các nước về chính sách và công nghệ TKNL; Thăm quan các mô hình thí điểm trong nước (Lò gạch, lò gốm…)
Phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, Đài TNVN, Báo, Tạp chí: có CTrình về TKNL, nâng cao nhận thức; giới thiệu các hoạt động TKNL… Các sách vở, tài liệu về TKNL được biên soạn và phát hành nhiều.
Tổ chức các cuộc thi về các giải pháp TKNL;
Thiết bị TKNL được nhập và SX, bán nhiều (đèn TKNL, biến tần, Power boss…)
Năng lượng mới và tái tạo phát triển mạnh

HOẠT ĐỘNG TKNL Ở VN (Tiếp)

Kết quả:



Rất mong được trao đổi với các quý vị
(ĐT: 04.7912393; 0912175875
Email: [email protected]
hoặc [email protected])

Xin chân thành cảm ơn!

CÁC ĐỀ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MTQG…
Nhóm nội dung 2
Nhóm nội dung 4
Nhóm nội dung 6
Nhóm nội dung 3
Nhóm nội dung 1
Nhóm nội dung 5
NHÓM NỘI DUNG 1
Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả, tổ chức hệ thống quản lý về tiết kiệm năng lượng
Đề án thứ nhất: hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong quản lý các công trình xây dựng, trong sinh hoạt đời sống và trang thiết bị sử dụng năng lượng
Nội dung:
Ban hành các văn bản
Xây dựng cơ chế, chính sách và biểu giá năng lượng
Xây dựng, ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Xây dựng, ban hành 10 bộ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng cho 10 chủng loại thiết bị
Soạn thảo, trình Quốc hội thông qua Luật về sử dụng năng lượng TKHQ trong thời gian 2008-2010
Cơ quan thực hiện:
- Bộ Công nghiệp chủ trì; Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phối hợp-
NHÓM NỘI DUNG 2
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng NLTK và HQ
Đề án thứ hai: tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhân dân V
Đề án thứ ba: đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc giaVN
Đề án thứ tư:
triển khai thí điểm cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết kiệm năng lượng trong mỗi hộ gia đình”
NHÓM NỘI DUNG 3
Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp
Đề án thứ năm: phát triển các tiêu chuẩn và dán nhãn chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được lựa chọn
Đề án thứ sáu:
hỗ trợ kỹ thuật đối với các nhà sản xuất trong nước tuân thủ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng
NHÓM NỘI DUNG 4
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
Đề án thứ bảy
Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các doanh nghiệp
Đề án thứ tám:
Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
NHÓM NỘI DUNG 5
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà
Đề án thứ chín
Nâng cao năng lực và triển khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thiết kế xây dựng và quản lý các tòa nhà
Đề án thứ mười:
Xây dựng mô hình và đưa vào hoạt động có nề nếp công tác quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà

NHÓM NỘI DUNG 6
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải
Đề án thứ mười một: khai thác tối ưu năng lực của phương tiện, thiết bị giao thông, giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ, hạn chế lượng phát thải vào môi trường
Nội dung:
Xây dựng các chương trình, kế hoạch tiết kiệm năng lượng cụ thể thông qua việc khai thác tối ưu mạng lưới đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường biển; hợp lý hóa phương tiện giao thông vận tải; phát triển loại hình vận tải năng lực cao, vận chuyển khách, hàng hóa khối lượng lớn
Ứng dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các phương tiện giao thông vận tải.
Thử nghiệm sử dụng nhiên liệu sinh học làm nhiên liệu thay thế cho một số phương tiện giao thông vận tải
Cơ quan thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải chủ trì; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương phối hợp
THỜI GIAN THỰC HIỆN
Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn triển khai tích cực toàn bộ nội dung Chương trình
Giai đoạn triển khai theo chiều sâu và diện rộng các nội dung của Chương trình, trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả đạt được từ giai đoạn I
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
Cấp cho việc hoàn thiện thể chế quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tăng cường năng lực, điều tra, khảo sát, kiểm toán năng lượng; tổ chức thực hiện các đề án và hỗ trợ một phần trong việc thực hiện các dự án theo phương thức cho vay ưu đãi, cơ chế giống như một dự án phát triển KHCN
Đầu tư cho các dự án về tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp được đề xuất trong quá trình tham gia các đề án
Trả vốn vay để thực hiện các đề án trong danh mục của Chương trình
Đóng góp một phần trong việc tổ chức thực hiện các đề án tại doanh nghiệp
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
Đầu tư có chọn lọc trong việc tăng cường năng lực cho các tổ chức tư vấn thiết kế, thử nghiệm, kiểm toán năng lượng
Đầu tư cho việc đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, đặc biệt cho các địa phương và doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Đầu tư cho công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng
Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác với các Bộ, đề nghị đưa một số đề tài về phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm mới TKNL, xây dựng chính sách về sử dụng NLTK và hiệu quả thông qua kinh phí hoạt động KHCN hàng năm của các Bộ
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
Phối hợp mạng lưới hợp tác năng lượng ASEAN trong việc xét trao giải thưởng ASEAN cho các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, làng sinh thái
Lĩnh vực đạo tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các tổ chức tư vấn, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, gửi đoàn khảo sát đi nước ngoài, tư vấn xây dựng các phòng thử nghiệm hợp chuẩn
Hợp tác xây dựng chính sách, thể chế, tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phối hợp với mạng lưới thử nghiệm của khu vực ASEAN và quốc tế để thử nghiệm các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ban Chỉ đạo Chương trình: thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) làm Trưởng ban chỉ đạo; đại diện các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo
Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình đặt tại Bộ Công Thương
Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan thực hiện Chương trình mục tiêu; điều phối toàn bộ hoạt động của Chương trình và thực hiện các đề án được phân công
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng cơ chế, chính sách và biểu giá năng lượng hợp lý nhằm mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Cân đối tài chính cho các nội dung của Chương trình, đưa vào kế hoạch hàng năm
Theo dõi, kiểm tra và tham gia đánh giá kết quả các đề án thuộc Chương trình
Cân đối ngân sách, đưa vào kế hoạch thực hiện hàng năm, đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của Chương trình
Kêu gọi nguồn đầu tư tài trợ từ các dự án quốc tế về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Xây dựng chính sách quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương
Phối hợp triển khai thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại địa phương
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có thông báo kết luận về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2007.
Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo:
Trong năm 2008, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các đề án, dự án thuộc 6 nhóm nội dung của Chương trình giai đoạn 2006-2015 và Chương trình tiết kiệm điện 2006-2010 đã được Thủ tướng phê duyệt.
Cần ưu tiên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cộng đồng về ý thức tự giác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
Tiếp tục triển khai việc xây dựng mô hình gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
Tiếp tục chương trình dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm mục tiêu.
Trong năm 2008, thực hiện dán nhãn tiết kiệm năng lượng thí điểm đối với sản phẩm đèn huỳnh quang compact, điều hoà không khí, tủ lạnh...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hà Vũ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)