DẠY TÍCH HỢP NGỮ VĂN 11(SKKN)

Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: DẠY TÍCH HỢP NGỮ VĂN 11(SKKN) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Phương pháp dạy tích hợp chùm văn bản nghị luận thời trung đại ở chương trình ngữ văn lớp 11
Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức, có kĩ năng đọc-hiểu các kiểu văn bản thuộc các thể loại văn học các em thường đọc từ sách báo hàng ngày mà còn có khả năng tạo lập văn bản.

    Văn chính luận là một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống nhân loại. Đã có rất nhiều áng văn trở thành mẫu mực, bất hủ của từng dân tộc và trên toàn thế giới. Là thể loại gắn trực tiếp với đời sống của từng quốc gia trong những thời điểm đặc biệt.
    Chương trình phân ban thấy được tính nhật dụng của thể loại nên đã đưa vào dạy học ở nhà trường phổ thông nhiều văn bản đặc sắc với nhiều thể như: Cáo, chiếu, điều trần, hịch, tựa, tiểu luận, tuyên ngôn, lời kêu gọi….Những tác phẩm dù khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau về loại hình văn hoá nhưng chúng đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi tính trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người chấp bút.
    Văn chính luận trung đại ra đời trong bối cảnh văn hoá, xã hội phong kiến nên chịu sự chi phối bởi hệ tư tưởng chính thống cũng như quan niệm văn chương của thời đại. Trong quá trình dạy học người giáo viên một mặt phải tôn trọng tính chỉnh thể của văn bản, bám sát văn bản để hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, mặt khác để hiểu thấu đáo các luận điểm và cách thức lập luận của tác giả trung đại, giáo viên phải trau dồi tri thức văn hoá đọc cho bản thân và hướng dẫn học sinh cách đọc tác phẩm của tiền nhân đúng với thi pháp của một thời đại, phù hợp với ngữ cảnh đã sản sinh văn bản. Do đó, phương pháp dạy tích hợp trở thành nguyên tắc bắt buộc. Khi người học có được kĩ năng đọc-hiểu thể loại thì việc hướng dẫn, tổ chức học sinh tự chiếm lĩnh tri thức trở nên dễ dàng. Người thầy lúc này trở thành nhà thiết kế, người kiến trúc sư của giờ học văn.
    Văn chính lận trung đại bên cạnh những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như tính lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, sự uyên bác của người viết, giọng điệu hùng hồn; kết hợp hài hòa vẻ đẹp trí tuệ và vẻ đẹp tình cảm, cảm xúc; văn chính luận trung đại còn mang tính chất văn-sử-triết bất phân. Tính chất nguyên hợp này làm nên giá trị độc đáo của thể loại. Do đó, trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc-hiểu, giáo viên phải nắm vững hệ thống tri thức thể loại và phương pháp tích hợp cũng như tri thức văn hóa học để người dạy thực sự làm chủ đối tượng.
    Chùm bài văn nghị luận trung đại ở chương trình 11 gồm  văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật học vào phần cuối của chương trình văn học trung đại. Từ tính chất đặc thù của thể loại và cấu trúc của chương trình mang tính chất tổng kết nên giáo viên phải ý thức được nhiệm vụ kép của phương pháp tích hợp trong chùm bài học này.     
    Văn bản Chiếu cầu hiền và trích đoạn Xin lập khoa luật dạy trong các tiết:T25-26-27 theo chương trình cơ bản và T29-30 ở chương trình nâng cao. Trước khi đi vào đọc-hiểu trực tiếp văn bản giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà của học sinh gồm những nội dung sau:
     Nội dung tìm hiểu thứ nhất:
    Qua sách báo và Internet, em hãy tìm hiểu những nội dung liên quan đến cuộc đời của vua Quang Trung, tác giả Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Trường Tộ. Danh phận, vị thế của mỗi người và bối cảnh lịch sử-xã hội có tác động như thế nào tới nội dung và cách thức lập luận của các văn bản trên?
     Em hiểu như thế nào về tính chất văn-sử-triết bất phân trong văn chương trung đại? Tính chất đó được biểu hiện như thế nào trong hai văn bản Chiếu cầu hiền và         Xin lập khoa luật?
     Nội dung thứ hai:
    Em hãy cho biết chương trình THCS và THPT đã học những văn bản nào thuộc thể loại văn nghị luận thời trung đại? Hãy lập sơ đồ hệ thống các chủ đề của từng văn bản và chỉ ra những nét độc đáo về nghệ thuật của các văn bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)