Dạy tích hợp
Chia sẻ bởi Thái Thắm |
Ngày 13/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Dạy tích hợp thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ HÈ 2011
D?y h?c sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong môn L?CH S? - D?A L
TRƯỜNG TH PHƯỚC VĨNH A
Phần thứ nhất: Các khái niệm và mục tiêu dạy tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả trong môn L?CH S? - D?A L
Phần thứ hai: Giáo dục sử dụng NANG LU?NG tiết kiệm - hiệu quả trong môn L?CH S? - D?A L
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phần I: Các khái niệm và mục tiêu dạy tích hợp sử dụng năng lượng TK - HQ trong môn LS- DL
1. Các khái niệm:
+ Năng lượng: Là đại lượng đặc trưng có khả năng sinh công như quang năng, điện năng ... dựa vào nguồn gốc của năng lượng thiên nhiên có thể phân biệt như: năng lượng mặt trời, gió, sức nước.
+ Tích hợp: Là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng TK - HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2. Mục tiêu dạy tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả trong môn Lịch sử & Địa lý.
+ Thái độ: Biết quý trọng năng lượng, có ý thức tiết kiệm năng lượng.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả qua môn Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học nhằm giúp học sinh:
+ Kiến thức: - HS nắm được thế nào là năng lượng và lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng với cuộc sống con người, các biện pháp tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học và gia đình, XH.
+ Kỹ năng: - HS biết tham gia vào các hoạt động tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hành tiết kiệm chống lãng phí năng lượng.
- Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế mà các em đã có.
Phần II: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả trong môn LS - DL .
1. C¸c nguyªn t¾c tÝch hîp.
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục riêng về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
- Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan, tuỳ tiện.
2.3 Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục môi trường.
2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ giáo dục học sinh.
3.1 Hình thức tổ chức.
Tổ chức theo 2 hình thức: Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên.
Đối với những bài có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn.
- Phương pháp trực quan.
3.2 Phương pháp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đóng vai.
Bài 9: (Các dân tộc, sự phân bố dân cư) - Phần Địa lý lớp 5.
Khi học Mục 3. Phân bố dân cư:
Đối với HS ở thành Th? tr?n, GV yêu cầu HS điều tra tìm hiểu "Những khó khăn gì sẽ xảy ra khi dân cư tập trung quá đông?". GV có thể gợi ý cho HS chú ý tìm hiểu các mặt sau:
Cung cấp nhà ở, lương thực, thực phẩm, điện, nước.
Sắp xếp việc làm.
Chất thải và môi trường.
Ví dụ về phương pháp điều tra
5
Bài 8: Địa lý lớp 4 (Hoạt động sản xuất người dân ở Tây Nguyên - Tiết 2).
Khi học Mục 4. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
GV có thể chia nhóm cho HS thảo luận vấn đề: "Vì sao cần phải bảo vệ rừng?". Vì HS Tiểu học còn nhỏ nên GV đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi ý như sau:
Câu 1: Nêu vai trò và tác dụng của rừng?
Câu 2: Nêu hậu quả của nạn phá rừng?
Câu 3: Nêu một số biện pháp để bảo vệ rừng?
* Đặc biệt ở bài này GV có thể dạy tích hợp kiến thức Địa lý với GD đạo đức, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở từng nội dung học của bài.
Ví dụ về phương pháp thảo luận.
Ví dụ về phương pháp đóng vai.
Bài 8: Địa lý lớp 4 (Hoạt động sản xuất người dân ở Tây Nguyên - Tiết 2).
Khi học Mục 4. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên
* GV có thể đưa ra một số tình huống sau:
Gia đình người Mông định bán đất đã khai hoang và di cư tới vùng đất mới để rồi lại khai phá rừng để lấy đất trồng trọt rồi lại bán đi.
Bố mẹ chuyên làm nghề săn bắn hoặc buôn bán ĐV hoang dã.
GV chọn 5 "diễn viên" đóng vai bố, mẹ, con, bạn bố hoặc bạn mẹ, nhà chức trách thể hiện thái độ và cách cư xử trong từng tình huống trên .
Các HS còn lại sẽ quan sát, nhận định và suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề của 5 "diễn viên".
Sau khi HS diễn xong, GV hướng dẫn học sinh trao đổi kinh nghiệm và rút ra kết luận.
4. Dạng bài tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở mức độ toàn phần.
+ Đối với dạng bài này, do toàn bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hay cả 2 nội dung trên nên mục tiêu trong bài học không chỉ trang bị cho HS kiến thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thái độ tích cực đối với môi trường. Vì vậy:
- Khi dạy học dạng bài này, GV cần ưu tiên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đề cao sự tiếp xúc trực tiếp như tổ chức cho HS học tập thông qua các hoạt động điều tra, thí nghiệm, thực hành, đóng vai.
- Những bài học tích hợp toàn phần là điều kiện tốt nhất để nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phát huy tác dụng đối với HS thông qua môn học.
Ví dụ: Một số bài Lịch sử & Địa lý có nội dung tích hợp sử dụng năng lượng TK - HQ ở mức độ toàn phần.
Địa lý lớp 5:
Bài 6: Đất và rừng
(Mức độ tích hợp toàn phần về BVMT và sử dụng năng lượng TK - HQ m?c d? liờn h?)
HS hiểu vai trò to lớn của đất và rừng đối với sản xuất, đời sống con người và môi trường. Biết trồng rừng & bảo vệ rừng không khai thác rừng bừa bãi nhu ch?t phỏ, d?t r?ng...
- Liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đất và rừng.
5. Dạng bài học tích hợp nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở mức độ bộ phận.
+ Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ nên trong mục tiêu của bài học thường liệt kê mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu SDNKTK&HQ. Vì vậy:
- Khi chuẩn bị bài dạy, GV cần: nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dùng Dạy học gì để việc giáo dục sử dụng năng lượng đạt hiệu quả.
- Khi tổ chức dạy học, GV tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp HS hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học.
6. Dạng bài tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ ở mức độ liên hệ.
+ Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, GV có thể bổ sung các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng TK - HQ cho phù hợp. Vì vậy:
Khi chuẩn bị bài dạy, GV cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho HS.
* Luu ý: Khi tổ chức dạy học, GV tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn, đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức GDSDNLTK&HQmột cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của HS và đúng mức tránh lan man, sa đà gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Ví dụ: Một số bài Lịch sử & Địa lý có nội dung tích hợp sử dụng năng lượng TK - HQ ở mức độ bộ phận và liên hệ.
Địa lý lớp 5:
Bài 2: Địa hình và khoáng sản
(Mức độ tích hợp bộ phận và liên hệ phần 2 - Khoáng sản về sử dụng TK - HQ năng lượng)
- HS hiểu không khai thác khoáng sản bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên phải khai thác có kế hoạch.
- Sử dụng tiết kiệm nguồn khoáng sản như dầu mỏ, khí TN, than, sắt, thiếc, đồng.
- Liên hệ tại tỉnh mình có nguồn tài nguyên nào? (VD: D?t sột, ...).
- GDHS chú ý bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng than; biết quý trọng năng lượng và tiết kiệm
Bài 4: Sông ngòi
( mức độ tích hợp liên hệ ở cuối bài)
- HS hiểu được con người sử dụng sức nước xây dựng nhà máy phát điện.
- GDHS biết sử dụng tiết kiệm điện ở mọi lúc, mọi nơi và bảo vệ môi trường nước không gây ô nhiễm nguồn nước...
Ví dụ: Một số bài Lịch sử & Địa lý có nội dung tích hợp sử dụng năng lượng TK - HQ ở mức độ liên hệ.
Địa lý lớp 5
Kiểm tra đánh giá giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- GV kiểm tra đánh giá việc thực hiện sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, hiệu quả của HS thông qua các hoạt động học tập trên lớp; hành vi ứng xử các tình huống; ý thức tiết kiệm điện, giữ vệ sinh môi trường trong lớp học, trường học và gia đình, xã hội.
Tru?ng sẽ kiểm tra việc giáo dục bảo vệ môi trường, Ki nang s?ng, sử dụng năng lượng TK&HQ của GV thông qua bài soạn; bài giảng, tỡnh hỡnh th?c t? h?c sinh, l?p h?c hng ngy đối với những bài có nội dung tích hợp giáo dục BVMT, KNS và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
CHÚC THẦY CÔ SỨC KHỎE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thắm
Dung lượng: 5,71MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)