Day thon vi da
Chia sẻ bởi Lương Thị Thu Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: day thon vi da thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HÔM NAY CHÚNG TA SẼ QUA MỘT TÁC GiẢ VỪA QUEN LẠI VỪA LẠ VỚI MỘT TÁC PHẨM MỚI ĐÓ LÀ TÁC GIẢ NÀO MỜI CÁC EM XEM ĐOẠN NHẠC VÀ CÙNG ĐOÁN
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
Chân dung và bút tích của Hàn Mặc Tử
I.Tìm hiểu chung
* Tác giả :
-Hàn Mặc Tử là thi sĩ của yêu thương và đau thương.
-Là người có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào
Thơ Mới “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”
Em hãy nêu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của HMT?
CHÂN DUNG HMT VÀ NHỮNG NÀNG THƠ THOẢNG QUA ĐỜI ÔNG
* Tác phẩm chính
2.Bài thơ:
a-Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” viết năm 1938,
in trong tập Thơ Điên, được khơi nguồn cảm hứng từ
mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị
Kim Cúc.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
b.Thể loại: thất ngôn trường thiên
CĂN NHÀ NƠI HMT NẰM TRỊ BỆNH
CĂN PHÒNG NGƯỜI TRÚT HƠI THỞ CUỐI CÙNG
ĐƯỜNG LÊN MỘ THI NHÂN
NGÔI MỘ CỦA HÀN MẶC TỬ
II.Đọc hiểu văn bản:
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
1.Khổ 1:
Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong khổ 1 và tác dụng của nó?
Câu 1: “Sao…Thôn Vĩ”: câu hỏi tu từ, lời của cô gái cũng như lời của tác giả tự phân thân->mời mọc, trách móc, hỏi.
Ba câu sau: “ Nhìn ….mặt chữ điền”
Hình ảnh:- nắng hàng cau nắng mới lên
-vườn ai : + mướt
+ xanh như ngọc
- lá trúc che ngang mặt chữ điền
So sánh mang sắc thái ngợi ca
?
Có ý kiến cho rằng khuôn mặt chữ
điền là khuôn mặt của người con
gái mà HMT yêu cũng có ý kiến
Cho rằng đó là chính gương mặt
của HMT theo em thì ý kiến nào
hợp lý hơn?
Câu
hỏi
thảo
luận
Một bức tranh hài hoà về đường nét và màu sắc và đằng sau bức tranh là tình người tha thiết.
2.Khổ 2:
Hình ảnh gió mây gợi cho em suy nghĩ gì?
-Gió theo lối gió / mây đường mây -> chia lìa đôi ngả
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ thứ 2 của khổ 2?Nó có tác dụng gì?
-Nhân hoá, lấy động gợi tĩnh : “dòng nước buồn thiu hoa
bắp lay”-> buồn hiu hắt
->Tâm trạng cô đơn, trống vắng
Hai câu sau miêu tả cảnh sông Hương trong đêm như thế nào?
Hình ảnh:
+Con thuyền
+Bến đò
+Dòng sông
Hình ảnh ngập tràn ánh trăng
Tại sao tác giả dùng từ “kịp tối nay” mà không phải là thời điểm khác?
-“Kịp tối nay”
Chủ thể trữ tình chạy đua với
thời gian
Thi nhân đang mặc cảm về sự sống ngắn ngủi vì bệnh tật của mình.
Cảnh vừa hư lại vừa thực diễn tả tâm trạng buồn
cô đơn vẫn chan chứa tình yêu con người và thiên
nhiên xứ Huế.
3.Khổ 3:
?
Câu
hỏi
thảo
luận
+ Khách đường xa là ai?
+ Khách đường xa có ý nghĩa gì ?
+ Màu áo trắng mang ý nghĩa thực hay tượng trưng?
: Em có suy nghĩ gì về hai câu cuối?( gợi ý theo em “sương khói mờ nhân ảnh” có thể hiểu theo mấy nghĩa? Và câu “ai …đậm đà” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?Nó diễn tả tâm sự gì của nhà thơ?
NHÓM 1
NHÓM 2
+ Khách đường xa là nhà thơ và cũng là người xứ Huế
+ Điệp từ khách đường xa chỉ sự xa xôi
+ Màu áo trắng : tả thực +tưởng tượng
Tượng trưng cho sự ngăn cách nhà thơ trở về cuộc sống, tình đời, tình người
+ Sương khói mờ nhân ảnh:
Nghĩa thực: xứ Huế nhiều sương khói
Nghĩa bóng: tượng trưng cho bao cái huyền hoặc trong cuộc đời
Tượng trưng
+ “Ai…đậm đà”: câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ:
Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà không?
Người xứ Huế có biết được tình cảm nhớ thương đậm đà, da diết của nhà thơ?
->Mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời.
Cảnh đã chìm vào hư ảo làm tăng nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn nhà thơ
III.Tổng kết:
*Nội dung
Bài thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.
* Nghệ thuật
Trí tưởng tượng phong phú.
Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu
hỏi tu từ...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Thị Thu Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)