Day thon vi d

Chia sẻ bởi Lê Minh Thiện | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: day thon vi d thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Đề:Phân tích bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử
“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên ngọn liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”
Thuở bé, chắc có lẽ không ai là không biết đến bài “Ai mua trăng, tôi bán trăng” của Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử được mệnh danh là một trong những nhà thơ sáng tạo nhất trong phong trào thơ mới.Ông làm thơ từ 14, 15 tuổi với nhiều bút danh: Lệ Thanh, Phong Tần….. Thơ ông thể hiện tình yêu đau đớn, hướng về con người chủ yếu.Điều này được thể hiện rõ nét qua tập thơ tiêu biểu của ông : “Thơ Điên”. Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” được in trong tập “Thơ điên”. Đây là tác phẩm đã đưa tên tuổi Hàn Mặc Tử lên đỉnh cao trong văn học Việt Nam hiện đại. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương giữa Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc - người con gái xứ Huế và từ kỉ niệm gắn liền với xứ Huế - một vùng đất mộng mơ. Điều này thể hiện rất rõ qua ba khổ thơ của bài:
“Sao anh không về chơi thôn vĩ
………………………………
Ai biết tình ai có đậm đà”
Bài thơ được xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình đáng yêu – tình yêu thơ mộng đắm say, lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Tác phẩm đã giải bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khác về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.
Bài thơ mở đầu bằng một hoài niệm mênh mang về cảnh và con người thôn vĩ. Bức tranh thơ đẹp còn tình người thì tha thiết nhớ mong:
“Sao anh không về chơi thôn vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
“Đây thôn vĩ dạ” cho ta gặp cài tôi trữ tình đau thương và khao khát. Câu thơ mở đầu phảng phất chút riêng tư của tác giả:
“Sao anh không về chơi thôn vĩ”
Hình thức câu thơ là một câu hỏi tu từ nhưng mục đích là: Câu hỏi gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn vĩ với nhà thơ (hay cũng là lời tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn vĩ).Câu hỏi còn là một lời mời thiết tha, chân thành “Anh hãy về chơi thôn vĩ”. Hay còn là lời giới thiệu thật khéo léo, tế nhị về vẽ đẹp của thôn vĩ. Nhà thơ đã sử dụng từ “chơi” mà không dùng từ “thăm” . Nếu sử dụng từ “thăm” thì cấu trúc của thơ vẫn không thay đổi nhưng nó trở nên khách sáo, từ “ chơi” gợi lên sự thân mật, gần gũi và thắm thiết. Câu thơ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc: Nhà thơ tưởng tượng có người con gái ở Thôn Vĩ đang mời mình nhưng thực chất chỉ là tưởng tượng. Điều này cho thấy ông rất cô đơn, đang trong hoàn cảnh tội nghiệp, đang khao khát có người chia sẽ, cảm thông với mình.
Ngay sau đó là thế giới sự sống hiện ra qua cảnh và người thôn vĩ, qua hoài niệm của thi nhân qua ba câu tiếp theo:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Cảnh sắc thôn vĩ được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. Từ xa nhà thơ đã nhìn thấy những hàng cau cao vút đón ánh nắng mặt trời buổi sớm mai, màu nắng trong trẻo tinh khôi, ánh lên những giọt sương buổi sớm. Nhắc đến Vĩ Dạ thôn, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ là “hàng cau”. Bởi vì cau là một loài cây thanh nãh, xinh xắn với thân hình thằng tắp, tán lá xau tươi. Cau còn là loại cây rất quen thuộc với làng quê Việt Nam.Nguyễn Bính – Một nhà thơ cảnh quê, hồn quê cũng đã đặt mối tình bình dị của đôi trai gái thôn quê trên cái nền phong cảnh có hình ảnh cau thân quen ấy:
“Nhà anh có một hàng cau
Nhà em có một giàn trầu”
Ở khoảng cách gần Thôn vĩ hiện lên một khu vườn tràn đầy nhựa sống:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
“Vườn ai” không xác định nhưng ngầm hiểu đó là khu vườn của cô gái Huế. “Mướt” là một tính từ khác với “mượt” bởi “mượt” chỉ gợi lên sự mịn màng còn “mướt” thì gợi sự sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)