Dạy theo Nhóm trong Vật lý 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Lân |
Ngày 22/10/2018 |
132
Chia sẻ tài liệu: Dạy theo Nhóm trong Vật lý 8 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Dạy học theo nhóm là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra “làm”, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nó còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh, phát triển nhân cách học sinh.
+ Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi HS trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình, phát triển sự tự tin vào bản thân, biết tranh luận và giải thích cũng như trình bày ý tưởng cùng rất nhiều những kĩ năng khác.
+ Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm, tinh thần thể,…
+ Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ. Học theo nhóm sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường thân mật, cởi mở, mỗi HS có cơ hội nhiều hơn được tham gia tích cực vào hoạt học tập.
Từ thực tế giảng dạy nói chung và môn Vật lý 8 nói riêng chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở các trường trong cụm có những đặc điểm sau:
Ưu điểm
Dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên nhất là từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. GV đã có ý thức trong việc tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp.
GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS
GV đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm
HS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, đã biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình, của cả nhóm.
Một số tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể là:
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được GV thực hiện đầy đủ:
Việc lựa chọn nội dung cho HĐN đôi khi chưa hợp lý.
Chưa linh hoạt trong khâu chia nhóm, hầu hết mỗi lớp đều chia thành 4-5 nhóm có nhóm trưởng, thư ký cố định là các em khá nên chưa tạo được cơ hội cho các em khác tham gia.
Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm
Một số GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức HĐN cho HS, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập chứ chưa chú trọng GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.
Từ vai trò và thực trạng của dạy học theo nhóm ở trên chúng tôi thấy rất cần thiết phải làm rõ lại một số vấn đề về việc tổ chức HĐN cho HS vì vậy chúng tôi lựa chọn và thực hiện chuyên đề: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THÔNG QUA TỔ CHỨC CHO HS HĐN TRONG GIỜ VẬT LÝ 8”
Cấu trúc của chuyên đề như sau:
………………………………..
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chúng tôi thấy để tổ chức tốt HĐN cho học sinh cần làm tốt các nội dung sau:
I. CHUẨN BỊ CỦA GV
1. Lựa chọn nội dung.
Đối với các bài giảng vật lý 8 thì đa số các bài đều có thí nghiệm và hầu hết các thí nghiệm đều là nội dung HĐN của HS. Tuy vậy cũng có những thí nghiệm không thể hoặc không nên tổ chức cho HS HĐN vì các lí do như khó, nguy hiểm, hoặc cũng có những thí nghiệm quá đơn giản hay đã được thực hiện nhiều lần rồi cũng không nên tổ
“Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu”. Dạy học theo nhóm là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra “làm”, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nó còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh, phát triển nhân cách học sinh.
+ Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi HS trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình, phát triển sự tự tin vào bản thân, biết tranh luận và giải thích cũng như trình bày ý tưởng cùng rất nhiều những kĩ năng khác.
+ Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm, tinh thần thể,…
+ Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ. Học theo nhóm sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường thân mật, cởi mở, mỗi HS có cơ hội nhiều hơn được tham gia tích cực vào hoạt học tập.
Từ thực tế giảng dạy nói chung và môn Vật lý 8 nói riêng chúng tôi nhận thấy việc tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ ở các trường trong cụm có những đặc điểm sau:
Ưu điểm
Dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên nhất là từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. GV đã có ý thức trong việc tổ chức dạy học theo nhóm trong giờ lên lớp.
GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS
GV đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm
HS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, đã biết trình bày quan điểm, ý kiến của mình, của cả nhóm.
Một số tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể là:
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được GV thực hiện đầy đủ:
Việc lựa chọn nội dung cho HĐN đôi khi chưa hợp lý.
Chưa linh hoạt trong khâu chia nhóm, hầu hết mỗi lớp đều chia thành 4-5 nhóm có nhóm trưởng, thư ký cố định là các em khá nên chưa tạo được cơ hội cho các em khác tham gia.
Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm
Một số GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức HĐN cho HS, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập chứ chưa chú trọng GD cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế.
Từ vai trò và thực trạng của dạy học theo nhóm ở trên chúng tôi thấy rất cần thiết phải làm rõ lại một số vấn đề về việc tổ chức HĐN cho HS vì vậy chúng tôi lựa chọn và thực hiện chuyên đề: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THÔNG QUA TỔ CHỨC CHO HS HĐN TRONG GIỜ VẬT LÝ 8”
Cấu trúc của chuyên đề như sau:
………………………………..
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chúng tôi thấy để tổ chức tốt HĐN cho học sinh cần làm tốt các nội dung sau:
I. CHUẨN BỊ CỦA GV
1. Lựa chọn nội dung.
Đối với các bài giảng vật lý 8 thì đa số các bài đều có thí nghiệm và hầu hết các thí nghiệm đều là nội dung HĐN của HS. Tuy vậy cũng có những thí nghiệm không thể hoặc không nên tổ chức cho HS HĐN vì các lí do như khó, nguy hiểm, hoặc cũng có những thí nghiệm quá đơn giản hay đã được thực hiện nhiều lần rồi cũng không nên tổ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Bá Lân
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)