Day KNS cho HS tieu hoc

Chia sẻ bởi Trần Văn Hùng | Ngày 12/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: day KNS cho HS tieu hoc thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

1
nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự CHUYÊN Đề
Kỹ NĂNG SốNG MÔN TIếNG VIệT
Giáo viên: NGuyễn Thị Ninh
TRƯờNG TIểU HọC THANH KHƯƠNG
2
Giáo dục kĩ năng sống trong môn học Tiếng Việt
- Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt ( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Do vậy chương trình và nội dung dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp giáo dục KNS rất cao.

I. Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
3
- KNS đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là KN giao tiếp, sau đó là KN nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định....
- Trong SGK Tiếng Việt Tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội như : Viết thư, Viết tự thuật, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia... Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu , bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng hoặc những câu chuyện mà qua đó HS có thể rút ra những nội dung rèn KNS.
4
VD1 : Bài tập đọc " Bím tóc đuôi sam" sách TV lớp 2 tập 1 tuần 4 có nội dung rèn KNS cho HS như:
- KN kiểm soát cảm xúc
- KN tìm kiếm sự hỗ trợ
- KN thể hiện sự cảm thông
VD2 : Bài tập đọc " Buổi học thể dục" sách TV lớp 3 tập 2 - tuần 29 có nội dung rèn KNS cho HS như:
- KN tự nhận thức
- KN thể hiện sự cảm thông
- KN đặt mục tiêu
- KN thể hiện sự tự tin
5
VD3: Kể chuyện lớp 1 " Rùa và Thỏ" . Thông qua nội dung câu chuyện, rèn HS một số KN sống như :
- KN xác định giá trị ( Biết tôn trọng người khác )
- KN tự nhận thức bản thân ( Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân)
-KN lắng nghe và phản hồi tích cực
6
Chương trình môn Tiếng Việt chú trọng rèn kĩ năng nhận thức cho HS thông qua một chương trình mang tính tích hợp:
- Tích hợp giữa kiến thức tiếng việt với các mảng kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp được thực hiện thông qua hệ thống chủ điểm học tập. Qua các chủ điểm học tập, SGK có điều kiện giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ một cách tự nhiên và có hiệu quả.
- Tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, nhưng cao hơn và sâu hơn.
7
- Khả năng giáo dục KNS của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện qua PPDH của GV. Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với HS Tiểu học, người GV cần vận dụng nhiều PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS... Thông qua các hoạt động học tập, HS có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS cần thiết.
8
- Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

HS biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.

- Giúp HS biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên. Biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

II. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học
9
III. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt
- Lớp 1 : Có 17 tiết điển hình, trong đó có 10 giờ tập đọc, 7 giờ kể chuyện.
- Lớp 2 : Có 57 tiết điển hình, trong đó có 30 giờ tập đọc- kể �chuyện, 17 giờ Tập làm văn.
- Lớp 3 : Có 45 tiết điển hình,trong đó có 29 giờ tập đọc- kể chuyện, 16 giờ Tập làm văn.
- Lớp 4 : Có 49 tiết điển hình, trong đó có 27 giờ tập đọc,12 giờ tập làm văn, còn lại là kể chuyện và luyện từ và câu.
- Lớp 5 : Có 30 tiết điển hình , trong đó có 17 giờ tập làm văn, 6 giờ tập đọc, còn lại là các bài ôn tập.

10
- Có bao nhiêu KNS được GD qua môn TV ?
- Có bao nhiêu kĩ thuật dạy học tích cực qua môn TV? - Những KNS nào, những KTDH tích cực nào được sử dụng nhiều nhất ?
* KNS từ lớp 1 đến lớp 5 đều có là:
- KN giao tiếp, KN hợp tác, KN lắng nghe tích cực,KN xác định giá trị, KN rèn luyện theo mẫu, KN thảo luận.
- Lớp 1,2,3 : KN xác định giá trị, KN tự nhận thức.
- Lớp 4,5 : KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo.
* KThu?t DH được dùng nhiều nhất từ lớp1 đến lớp 5 là:
- Làm việc nhóm - Trình bày ý kiến - Hỏi - đáp





11
Việc giáo dục KNS cho HS có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Các nội dung và địa chỉ nêu ở trong sách chỉ là những ví dụ tiêu biểu để hướng dẫn GV:

- Khai thác một số KNS có trong nội dung dạy học.
- Bằng cách thức tổ chức các hoạt động dạy học , luyện tập các kĩ năng sống cho HS.
12
Sở giáo dục đào tạo bắc ninh

Tập huấn

Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học
ở tiểu học.
Phần I: Thảo luận nhóm 10 phút:

*Đọc bài soạn minh hoạ " Những con sếu bằng giấy" tiếng việt lớp 5 trang( 46- 50) thực hiện các yêu cầu sau:

Bài soạn giáo dục kỹ năng sống trong môn Tiếng Việt ở tiểu học có gì giống và khác với bài soạn hiện hành?

2. Khi đưa vào soạn và dạy kỹ năng sống trong môn học Tiếng Việt ở Tiểu học các đồng chí thấy có thuận lợi, khó khăn gì?
13
Bài soạn theo giáo dục kĩ năng sống.

Mục tiêu bài học:
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng .
IV. Phương tiện dạy học.
V. Tiến trình dạy học
KTBC
Bài mới
a. Khám phá
b. Kết nối.
c. Thực hành
d. áp dụng
Bài soạn theo hiện hành

I.Mục tiêu bài học:
Kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
IV. Củng cố - dặn dò
14
Sở giáo dục đào tạo bắc ninh

Tập huấn

Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học
ở tiểu học
Thống nhất các soạn bài:
I.Mục tiêu:
_ kiến thức:
_ Kỹ năng:
Bổ sung thêm kỹ năng sống nào trong bài
- Thái độ:
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Tiến trình như các đồng chí vẫn làm, sau mỗi hoạt động bổ sung:
-Phương pháp | kỹ thuật dạy học.
-Kỹ năng sống cần rèn cho học sinh qua hoạt động đó.
V. Củng cố dặn dò.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Hùng
Dung lượng: 452,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)