DAY HOC VAN BAN NHAT DUNG

Chia sẻ bởi Hòa Thò Gaùi | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: DAY HOC VAN BAN NHAT DUNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHẦN A: MỞ ĐẦU

I/ Lí do chọn đề tài:
Lần đầu tiên văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình Ngữ Văn- Trung học cơ sở. So với các loại văn bản khác thì đây là một khái niệm mới mẻ đối với cả người dạy lẫn người học. Bởi vậy muốn có tư liệu để dạy tốt văn bản nhật dụng là một điều khó khăn.
Mục tiêu cần đạt được:
Về kiến thức:
Giúp giáo viên và học sinh:
Hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.
Đặc trưng thể loại văn bản nhật dụng.
Nắm được một số phương pháp khi dạy và học văn bản nhật dụng.
Tích hợp môi trường trong văn bản nhật dụng.
Về kĩ năng:
Giúp giáo viên và học sinh:
Rèn kĩ năng khi nhận diện được văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về thái độ:
Có thái độ ứng xử đúng đắn trong việc tiếp thu nội dung văn bản nhật dụng .
II/ Đối tượng nghiên cứu:
“ Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – Phân môn Văn lớp 8”
III/ Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 83 và lớp 85 – Trường THCS Thị Trấn Gò Dầu.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:

Giáo viên nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy Ngữ văn Trung học cơ sở.























PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Phân môn Văn trong phân phối chương trình Ngữ văn 8 gồm 43 tiết mà văn bản nhật dụng chỉ chiếm 5 tiết. Tuy nhiên việc giảng dạy và học văn bản nhật dụng là một vấn đề cũng không phải là dễ. Vì chương trình Ngữ văn hiện nay được học theo hướng tích hợp ngang và tích hợp theo chiều dọc. Giáo viên phải thực hiện một trong hai quan điểm tích hợp trên ở tiết học trong cả quá trình lên lớp trên cơ sở phải xác định các phương pháp chủ đạo. Vậy trong rất nhiều phương pháp, giáo viên cần chọn phương pháp nào để hỗ trợ đắc lực trong việc dạy phân môn Văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng mà vẫn thực hiện đúng giảng dạy theo quan điểm tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Cơ sở thực tiễn:
Văn bản nhật dụng là một văn bản tổng hợp của nhiều thể loại. Trong thời đại ngày nay việc dạy và học văn bản nhật dụng rất cần thiết vì nội dung rất đa dạng và phong phú.
Để giảng dạy cho phù hợp với năng lực tiếp thu tri thức của học sinh lớp 8 về các vấn đề mà văn bản nhật dụng đề cập đến, giáo viên cần phải có một phương pháp phù hợp với đặc trưng của thể loại, giúp các em có thể học tốt hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản thuyết minh.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1/ ĐỊNH NGHĨA VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
- Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “ Văn bản nhật dụng” trước hết là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên , môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
VD: “ Chúng ta đang ở đâu?Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ : Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà mười hai lần sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời , cộng thêm 4 hành tinh nữa. Và phá hủy thế cân bằng của hệ mặt trời .”
( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G.G.Mác-Két)
-> Đây là một Văn bản nhật dụng
Khi đọc một văn bản nhật dụng học sinh dễ dàng nhận ra được sự khác nhau giữa văn bản nhật dụng với các văn bản khác.
Tóm lại nói đến văn bản nhật dụng là nói đến khái niệm thể loại mà không chỉ kiểu văn bản. Chỉ đề cập đến chức năng, đề tài , tính cập nhật.
Như vậy Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả các kiểu văn bản, thể loại như: Hành chính , nghị luận, tự sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hòa Thò Gaùi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)