DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

Chia sẻ bởi Nông Quang Minh | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC TIẾNG VIỆT thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người.Với cộng đồng đó là công cụ để giao tiếp và tư duy.Với mỗi con người nó có khả năng diễn tả đời sống,tâm tư tình cảm.
Để tiếng Việt trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới, cho sự phát triển giáo dục,việc dạy tiếng cần phải nhằm vào cả hai chức năng của ngôn ngữ: vừa là công cụ của tư duy vừa là công cụ của giao tiếp; phải chú trọng vào cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc,viết; phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng. Phân môn Tập làm văn nối tiếp một cách tự nhiên các bài học khác nhau trong môn Tiếng Việt như Tập đọc,Chính tả,Từ ngữ,Ngữ pháp nhằm giúp học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh ngôn bản(bằng hình thức nói hoặc viết). Nhờ năng lực này, các em học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt văn hóa làm công cụ tư duy, giao tiếp và học tập.
Tập làm văn là phân môn có tính chất thực hành, tổng hợp và sáng tạo. Mang tính chất thực hành vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh hệ thôùng kĩ năng viết và nói văn bản. Mang tính chất toàn diện, tổng hợp vì Tập làm văn được xây dựng dựa trên thành tựu của nhiều môn khoa học khác nhau.Vì Tập làm văn đòi hỏi học sinh huy động vốn kiến thức nhiều mặt từ các hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn hóa, khoa học thường thức…vì Tập làm văn sử dụng nhiều loại kĩ năng, từ kĩ năng dùng từ, đặt câu đến kĩ năng dựng đoạn viết bài… Các kĩ năng này do nhiều phân môn của môn Tiếng Việt rèn luyện
Quan hệ giữa Tập làm văn và Tập đọc, Kể chuyện là mối quan hệ giữa các kĩ năng sử dụng tiếng Việt.Tập đọc, Kể chuyện là kho tàng quý, cung cấp cho học sinh vốn từ phong phú,ù đa dạng, các ví dụ điển hình về nghệ thuật dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài để các em vận dụng vào bài làm văn. Tập làm văn được thừa hưởng và cần phải tận dụng vốn từ vựng, nghệ thuật dùng tư,ø đặt câu… mà học sinh thu nhận được từ các bài tập đọc, kể chuyện.
Một phần của chương trình từ ngữ và toàn bộ chương trình ngữ pháp là các kiến thức sơ giản về từ đơn,từ ghép,từ láy,từ tượng thanh,từ tượng hình,về nghĩa của từ,về câu đơn,câu ghép,các thành phần của câu…Những kiến thức này giúp học sinh không chỉ dùng tiếng Việt(dùng từ,đặt câu) dựa trên cảm quan của người bản ngữ mà dần có ý thức,có cơ sở lý thuyết. Điều ấy sẽ có ích nhiều cho việc học và làm Tập làm văn.
Qua phân tích trên,Tập làm văn đã nhận và sử dụng kết quả học tập của từ ngữ, ngữ pháp. Đối với việc học từ ngữ và ngữ pháp,Tập làm văn là nơi để học sinh luyện tập các kĩ năng và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tóm lại,Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽvới việc học Tập đọc,Kể chuyện,Từ ngữ,Ngữ pháp. Đây là nơi tiếp nhận và cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức của các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực nhất của việc học tiếng Việt.
Thế nhưng, do vốn kiến thức về nhiều mặt, từ vốn hiểu biết về cuộc sống, văn hóa, ít đọc sách báo,… nên bài viết của học sinh còn lúng túng, vụng về, mắc nhiều lỗi… nhất là học sinh vùng nông thôn, vùng còn khó khăn. Đặc biệt, lỗi về dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn của các em là khá phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết. Bởi vậy, việc khảo sát lỗi dùng từ, viết câu(qua phân môn Tập làm văn) của học sinh là một vấn đề cấp thiết. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số biện pháp khắc phục. Điều này rất quan trọng đối với chúng tôi, những giáo viên tiểu học. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài”Khảo sát lỗi dùng từ, viết câu(qua phân môn Tập làm văn) của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cát Thành. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Quang Minh
Dung lượng: 129,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)