Dạy học tích cực
Chia sẻ bởi Trần Xuân Hưng |
Ngày 21/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Dạy học tích cực thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TUYÊN QUANG
TẬP HUẤN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO CBQL, GIÁO VIÊN THCS
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Tháng 8/2011
Một số biểu hiện của tư tưởng “lấy người học làm trung tâm”
- Tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự áp đặt, can thiệp của người dạy.
- Tạo cho HS tính năng động, chủ động tự tin.
- Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tôn trọng cá tính.
- Nội dung học tập, môi trường học tập…phải kiểm soát được bởi chính người học.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, thích ứng cao của GD
- Hết sức coi trọng vai trò to lớn của kỹ năng.
Chống: + Quyền uy, áp đặt, giáo điều, xơ cứng, máy móc (đối với GV)
+ Thụ động “ngoan ngoãn”, khuôn mẫu, quá lệ thuộc, dễ bị chi phối, học vẹt, lý thuyết suông (đối với HS)
Mối quan hệ giữa học tích cực và dạy học tích cực
Học tích cực có các đặc điểm sau:
Học độc lập: là sự vận động não của người học, sự vận động của tư duy để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức
Học tương tác: là cách thức tiếp nhận thông tin qua tương tác, thực hành (tương tác được hiểu là qua các giác quan đối với các đối tượng không chỉ là con người mà có là các vật thể (tranh ảnh, phim, các hiện tượng quan sát, các quy trình thực hành...).
Học hợp tác: là kiểu học tương tác song chú trọng đến sự phối hợp với những người khác.
Dạy học tích cực: Lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học thì điểm xuất phát từ hoạt động học mà xác định hoạt động dạy.
Để ĐMPPDH, vấn đề quan trọng hàng đầu là chọn lựa PPDH để HS học tích cực.
- Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức
+ Hứng thú gắn bó chặt chẽ với nhu cầu, với động cơ; hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình DH mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ.
+ Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
Để hình thành phát triển hứng thú nhận thức của học sinh cần các điều kiện sau:
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú.
- Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh (tạo ra tình huống có vấn đề đòi hỏi phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược)
- Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm học sinh thích thú được đến lớp, mong đợi đến giờ học.
Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Một số PPDH tích cực cần được phát triển
Một số chú ý
- Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.
- Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích cực.
Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy.
Quan điểm đổi mới PPDH
Ở THCS
Đa dạng hoá các hình thức
dạy – học
Chú ý tới đặc trưng về nội dung
và phương pháp của môn học
Dạy cách tự học cho HS.
Đổi mới PPDH cần đi đôi với đổi mới đánh giá KQHT và sử dụng TBDH
Phối hợp linh hoạt giữa các PPDH truyền thống với PPDH mới
VẬN DỤNG CÁC PPDH THEO
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Gợi mở, vấn đáp:
Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra
Đây là phương pháp GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để HS tự tìm ra kiến thức mới của bài học.
* Phân loại:
Vấn đáp tái hiện: được thực hiện khi những câu hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận.
Vấn đáp giải thích minh họa: được thực hiện khi những câu hỏi của GV đưa ra có kèm theo các ví dụ minh họa (bằng lời hoặc hình ảnh trực quan) nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
Vấn đáp tìm tòi (phát hiện): là loại vấn đáp mà GV tổ chức sự trao đổi giữ thầy với trò, giữa trò với trò thông qua đó học sinh nắm được tri thức mới
Câu hỏi tái hiện thường được sử dụng khi:
Chuẩn bị vào bài mới
Đang thực hành luyện tập
Đang ôn tập những kiến thức đã học
Vấn đáp giải thích minh họa được sử dụng khi:
HS đã có những thông tin cơ bản GV muốn HS sử dụng những thông tin ấy trong những tình huống mới phức tạp hơn.
HS đang tham gia giải quyết vấn đề đặt ra.
HS đang được cuốn vào cuộc thảo luận sôi nổi sáng tạo.
Vấn đáp tìm tòi được sử dụng khi: cần có yêu cầu cao về mặt nhận thức
* Quy trình thực hiện
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học. Xác định đơn vị kiến thức, kỹ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh.
Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự các câu hỏi. Dự kiến câu trả lời của học sinh, dự kiến các câu nhận xét của GV đối với học sinh.
Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể tiếp tục gợi ý dẫn dắt học sinh.
Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến trong tiến trình bài dạy và chú ý thông tin phản hồi từ phía học sinh
GV rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy.
- Kích thích được tư duy độc lập của học sinh, dạy HS cách suy nghĩ đúng đắn, HS hiểu nội dung học tập.
Không khí lớp sôi nổi sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác.
Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
Giúp GV thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của học sinh, giúp kiểm soát hành vi của học sinh và quản lý lớp học
Ưu điểm
Hạn chế
Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS theo một chủ đề nhất quán.
Câu hỏi nếu chuẩn bị không tốt dễ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không.
Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh.
Khó soạn và xây dựng đán án cho các câu hỏi mở.
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học, không làm cho người học hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh (nhiều câu hỏi ở mức độ khác nhau, không quá dễ và cũng không quá khó)
- Cùng một nội dung học tập, cùng 1 mục đích như nhau GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau
Một số lưu ý
Một số kỹ thuật đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức
Câu hỏi biết: nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các ĐN, định luật, quy tắc …
Tác dụng đối với học sinh: Giúp HS tái hiện những gì đã biết, đã trải qua
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau: Ai…? Cái gì…? Thế nào …? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả …? Hãy liệt kê …?
VD: Thế nào là câu đơn, thế nào là câu phức?
Nêu định nghĩa và tính chất của tam giác cân ?
Hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn
Câu hỏi hiểu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các giữ kiện, số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với học sinh: HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi GV sử dụng các cụm từ: Hãy so sánh, hãy liên hệ, vì sao? Giải thích?
Hãy tính …? …
VD: Hãy tính diện tích hình lập phương khi biết các cạnh của nó ?
Hãy tính độ dài quãng đường khi biết độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Câu hỏi áp dụng:
nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu các đặc điểm …) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với học sinh: HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm định luật.
Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách tiến hành: GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập VD để HS vận dụng các kiến thức đã học.
GV đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau để HS lựa chọn 1 câu trả lời đúng
VD: Làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0 ?
Câu hỏi phân tích: nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề từ đó tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với học sinh: HS suy nghĩ có khả năng tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng do đó phát triển được tư duy logic.
Cách tiến hành: Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào ? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
VD: Qua đoạn văn em thích điều gì nhất? Tại sao?
Câu hỏi đánh giá: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện hiện tượng… dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với HS: Thúc đẩy HS tìm tòi tri thức, xác định giá trị.
Cách tiến hành: GV có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra đáp án các tiêu chí đánh giá … và đặt câu hỏi yêu cầu HS đánh giá.
VD: Theo em trong các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất? Vì sao?
Câu hỏi sáng tạo: nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với học sinh: Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng tìm ra nhân tố mới.
Cách tiến hành: GV cần tạo ra những tình huống những câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
VD: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều xe cộ qua lại.
Một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi
Dừng lại sau khi đặt câu hỏi.
Tích cực hóa tất cả học sinh.
Phân phối câu hỏi cho cả lớp
Tập trung vào trọng tâm
Phản ứng với câu trả lời của học sinh
Giải thích.
Liên hệ.
Tránh nhắc lại câu hỏi của mình
Tránh tự trả lời câu hỏi của mình
Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh
Giải thích: nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh.
Liên hệ: nâng cao chất lượng câu trả lời, phát triển mối quan hệ trong quá trình tư duy
Tránh nhắc lại câu hỏi của mình
Tránh tự trả lời câu hỏi của mình
Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh
VÍ DỤ:
Môn Toán: Hướng dẫn HS giải BT tính x và y trong hình vẽ khi luyện tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (hình học 9), GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
Bài toán đã cho yếu tố nào? Cần xác định yếu tố nào?
Nên tính đại lượng nào trước? Vì sao?
Tính y bằng cách nào? Sử dụng hệ thức nào?
Tính x bằng cách nào? Sử dụng hệ thức nào?
Có cách nào khác để tính x không?
2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ
Trạng thái
xuất phát
Vật
cản
Trạng thái
đích
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần
Trạng thái xuất phát: không mong muốn
Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
Sự cản trở
TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng …) để giải quyết.
S = п.r2
S = ???
Quy trình thực hiện
Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề
Phát hiện từ một tình huống gợi vấn đề
Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.
Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
Bước 2: Tìm giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề (theo sơ đồ).
Bước 3: Trình bày giải pháp: Trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề … và giải quyết nếu có thể.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bắt đầu
Phân tích vấn đề
Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết
Hình thành giải pháp
Giải pháp đúng
Kết thúc
+
-
Các mức độ trong dạy học giải quyết vấn đề
Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý học sinh để tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống. HS phát hiện nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp. HS thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 4: HS tự phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề.
1. Ưu điểm:
Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh.
Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Học sinh được lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
2. Hạn chế:
GV phải đầu tư thời gian, công sức, phải có năng lực sư phạm tốt.
Mất nhiều thời gian.
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
Một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn;
Lật ngược vấn đề; Xét tương tự; Khái quát hoá;
Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới;
Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp;
Tìm sai lầm trong lời giải; Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm...
Một số điều kiện nhằm đảm bảo tạo tình huống có vấn đề
HS phải nêu được điều chưa biết, cần tìm hiểu, chỉ ra được mối quan hệ giữa cái chưa biết với cái đã biết.
Tình huống có vấn đề phải kích thích được hứng thú nhận thức, tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá của học sinh.
Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
Vấn đề đặt ra cần phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề cần phải:
Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức đòi hỏi HS phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có.
Chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện là xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết.
Gây được cảm xúc mạnh đối với HS khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan đến vấn đề
Tình huống:
R1 = 20 cm, giá 20 nghìn đ
R2= 30 cm, giá 30 nghìn đ
Chiếc bánh nào giá rẻ hơn?
Bài toán tình huống
Một số lưu ý khi sử dụng PPDH GQVĐ
Tỉ trọng các vấn đề người học phát hiện & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể.
Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất các các tri thức quy định trong chương trình.
- Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau.
VD minh họa qua môn Toán:
Dạy về định lý tổng các góc trong của một tứ giác
B1: Phát hiện hoặc thâm nhấp vấn đề: 1 tam giác có tổng các góc bằng 180 độ. Cho tứ giác bất kỳ, có thể nói gì về tổng các góc trong của nó?
B2: Tìm giải pháp: Gợi ý cho HS quy lạ về quen, bằng cách tạo nên những tam giác trên hình vẽ tương ứng với đề bài.
B3: Trình bày giải pháp: HS trình bày lại quá trình giải quyết bài toán từ vẽ hình, ghi GT, KL đến việc CM.
B4: Nghiên cứu sâu giải pháp: Nghiên cứu trong trường hợp đặc biệt tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc đều là góc vuông.
VD minh họa qua môn Ngữ văn
Trong khổ cuối của văn bản “Sang thu” tác giả đã có những câu thơ thể hiện những suy ngẫm cá nhân. Theo em đó là những suy ngẫm gì?
3. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Là PP học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
PP thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập tạo cơ hôi cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cho HS được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung.
Hoạt động hợp tác trong nhóm HS cần thể hiện 5 yếu tố sau:
Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.
- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân phải được phân công thực hiện một phần công việc và tích cực đóng góp vào kết quả chung.
- Khuyến khích sự tương tác.
- Rèn luyện các kỹ năng xã hội.
- Kỹ năng đánh giá.
Giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh
- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh
- Giáo viên theo dõi, điều khiển, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm.
- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá.
- Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản, tránh tình trạng giáo viên giảng lại toàn bộ vấn đề học sinh đã trình bày
Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả:
Phòng học đủ không gian
Bàn ghế dễ di chuyển
Nhiệm vụ học tập đủ khó để thực hiện dạy học hợp tác.
GV hiểu rõ bản chất của PP dạy học hợp tác, tránh hình thức, hời hợt.
Cần tạo cho HS thói quen học tập hợp tác, hình thành các kỹ năng điều khiển, tổ chức và các kỹ năng xã hội.
Đủ thời gian để học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả
Một số lưu ý
Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này.
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).
Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp.
4. PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
Dạy học trực quan (trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ sảo.
Phương pháp trực quan thể hiện dưới 2 hình thức:
Minh họa: thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…
Trình bày: thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, băng video. .. Thông qua việc trình bày của GV HS không chỉ lĩnh hội tri thức dễ dàng mà giúp HS học được những thao tác mẫu của GV, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ sảo.
PP trực quan
Quy trình thực hiện
- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…
- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRỰC QUAN
Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
5. DẠY HỌC LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Luyện tập và thực hành nhằm củng cố bổ sung, làm vững trắc thêm các kiến thức lý thuyết.
Trong luyện tập thực hành thường nhấn mạnh tới việc lặp đi lặp lại với mục đích học thuộc những “đoạn thông tin”: đoạn văn, bài thơ, bài hát, quy tắc, định lý, công thức … đã học làm cho việc sử dụng các kỹ năng được thực hiện một cách tự động thành thục.
Ngoài ra trong luyện tập thực hành còn giúp HS áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Trong dạy học bên cạnh việc cho HS luyện tập một số chi tiết cụ thể, GV cần lưu ý cho HS thực hành phát triển kỹ năng.
QUY TRÌNH PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành
Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ
Thực hành đa dạng
Bài tập cá nhân
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hành
- Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn.
- Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán.
- Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS.
- Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập.
6. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.
Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kỹ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể.
+ Thường được diễn ra trong thời gian không gian nhất định của một giờ học.
+ Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Trò chơi học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học
QUY TRÌNH PP TRÒ CHƠI
Lựa chọn trò chơi,
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết
Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi
Chơi thử (nếu cần thiết)
HS tiến hành chơi
Đánh giá sau trò chơi
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRÒ CHƠI
Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi
- Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng HS.
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS, với điều kiện của lớp học.
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học.
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
Những điều kiện áp dụng các PP tích cực
- PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường. CBQL GD các cấp cần coi trọng đổi mới PPDH ;
- GV phải được đào tạo để thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng. GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động;
- GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời gian
- HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực
- Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
- Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
- Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng KT-KN vào thực tiễn
Lưu ý khi đổi mới PPDH ở trường THCS
1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
2. Phù hợp với nội dung DH cụ thể.
3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện DH của nhà trường.
5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học
6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
7. Tăng cường sử dụng các phương tiện DH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Tuỳ theo điều kiện dạy học cụ thể mà phát huy tính tích cực của HS ở mức độ:
Tích cực, Chủ động, Sáng tạo.
Phương châm đổi mới chung là tạo điều kiện để HS được:
“Suy nghĩ nhiều hơn,
thảo luận nhiều hơn,
làm nhiều hơn"
Tóm lại
Giáo viên
- Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực
- Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS
- Thử thách và tạo động cơ cho HS
- Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết
Học sinh
- Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức
- Khai thác, tư duy, liên hệ
- Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước
Mỗi người có một năng lực sử lý thông tin khác nhau, một kiểu tư duy và học tập khác nhau.
Do đó:
không có một PPDH nào phù hợp với mọi HS.
Xin chân thành cảm ơn
TẬP HUẤN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO CBQL, GIÁO VIÊN THCS
VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Tháng 8/2011
Một số biểu hiện của tư tưởng “lấy người học làm trung tâm”
- Tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự áp đặt, can thiệp của người dạy.
- Tạo cho HS tính năng động, chủ động tự tin.
- Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tôn trọng cá tính.
- Nội dung học tập, môi trường học tập…phải kiểm soát được bởi chính người học.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, thích ứng cao của GD
- Hết sức coi trọng vai trò to lớn của kỹ năng.
Chống: + Quyền uy, áp đặt, giáo điều, xơ cứng, máy móc (đối với GV)
+ Thụ động “ngoan ngoãn”, khuôn mẫu, quá lệ thuộc, dễ bị chi phối, học vẹt, lý thuyết suông (đối với HS)
Mối quan hệ giữa học tích cực và dạy học tích cực
Học tích cực có các đặc điểm sau:
Học độc lập: là sự vận động não của người học, sự vận động của tư duy để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức
Học tương tác: là cách thức tiếp nhận thông tin qua tương tác, thực hành (tương tác được hiểu là qua các giác quan đối với các đối tượng không chỉ là con người mà có là các vật thể (tranh ảnh, phim, các hiện tượng quan sát, các quy trình thực hành...).
Học hợp tác: là kiểu học tương tác song chú trọng đến sự phối hợp với những người khác.
Dạy học tích cực: Lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy học thì điểm xuất phát từ hoạt động học mà xác định hoạt động dạy.
Để ĐMPPDH, vấn đề quan trọng hàng đầu là chọn lựa PPDH để HS học tích cực.
- Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức
+ Hứng thú gắn bó chặt chẽ với nhu cầu, với động cơ; hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình DH mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ.
+ Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực
Để hình thành phát triển hứng thú nhận thức của học sinh cần các điều kiện sau:
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú.
- Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh (tạo ra tình huống có vấn đề đòi hỏi phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược)
- Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm học sinh thích thú được đến lớp, mong đợi đến giờ học.
Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của HS
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Một số PPDH tích cực cần được phát triển
Một số chú ý
- Áp dụng các PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống.
- Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa lời giảng… vẫn rất cần thiết trong quá trình DH, để HS có thể học tích cực.
Vấn đề là chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng, phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy.
Quan điểm đổi mới PPDH
Ở THCS
Đa dạng hoá các hình thức
dạy – học
Chú ý tới đặc trưng về nội dung
và phương pháp của môn học
Dạy cách tự học cho HS.
Đổi mới PPDH cần đi đôi với đổi mới đánh giá KQHT và sử dụng TBDH
Phối hợp linh hoạt giữa các PPDH truyền thống với PPDH mới
VẬN DỤNG CÁC PPDH THEO
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Gợi mở, vấn đáp:
Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra
Đây là phương pháp GV không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để HS tự tìm ra kiến thức mới của bài học.
* Phân loại:
Vấn đáp tái hiện: được thực hiện khi những câu hỏi do giáo viên đặt ra chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ không cần suy luận.
Vấn đáp giải thích minh họa: được thực hiện khi những câu hỏi của GV đưa ra có kèm theo các ví dụ minh họa (bằng lời hoặc hình ảnh trực quan) nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
Vấn đáp tìm tòi (phát hiện): là loại vấn đáp mà GV tổ chức sự trao đổi giữ thầy với trò, giữa trò với trò thông qua đó học sinh nắm được tri thức mới
Câu hỏi tái hiện thường được sử dụng khi:
Chuẩn bị vào bài mới
Đang thực hành luyện tập
Đang ôn tập những kiến thức đã học
Vấn đáp giải thích minh họa được sử dụng khi:
HS đã có những thông tin cơ bản GV muốn HS sử dụng những thông tin ấy trong những tình huống mới phức tạp hơn.
HS đang tham gia giải quyết vấn đề đặt ra.
HS đang được cuốn vào cuộc thảo luận sôi nổi sáng tạo.
Vấn đáp tìm tòi được sử dụng khi: cần có yêu cầu cao về mặt nhận thức
* Quy trình thực hiện
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học và đối tượng dạy học. Xác định đơn vị kiến thức, kỹ năng cơ bản trong bài học và tìm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh.
Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi, hình thức hỏi, thời điểm đặt câu hỏi, trình tự các câu hỏi. Dự kiến câu trả lời của học sinh, dự kiến các câu nhận xét của GV đối với học sinh.
Bước 3: Dự kiến những câu hỏi phụ để tùy tình hình từng đối tượng cụ thể tiếp tục gợi ý dẫn dắt học sinh.
Bước 4: GV sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến trong tiến trình bài dạy và chú ý thông tin phản hồi từ phía học sinh
GV rút kinh nghiệm về tính rõ ràng, chính xác và trật tự logic của hệ thống câu hỏi đã được sử dụng trong giờ dạy.
- Kích thích được tư duy độc lập của học sinh, dạy HS cách suy nghĩ đúng đắn, HS hiểu nội dung học tập.
Không khí lớp sôi nổi sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của HS, rèn luyện cho HS năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác.
Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
Giúp GV thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của học sinh, giúp kiểm soát hành vi của học sinh và quản lý lớp học
Ưu điểm
Hạn chế
Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS theo một chủ đề nhất quán.
Câu hỏi nếu chuẩn bị không tốt dễ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, câu hỏi mà HS dễ dàng trả lời có hoặc không.
Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh.
Khó soạn và xây dựng đán án cho các câu hỏi mở.
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, sát với mục đích, yêu cầu của bài học, không làm cho người học hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Câu hỏi phải sát với từng loại đối tượng học sinh (nhiều câu hỏi ở mức độ khác nhau, không quá dễ và cũng không quá khó)
- Cùng một nội dung học tập, cùng 1 mục đích như nhau GV có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi với nhiều hình thức hỏi khác nhau
Một số lưu ý
Một số kỹ thuật đặt câu hỏi theo cấp độ nhận thức
Câu hỏi biết: nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các ĐN, định luật, quy tắc …
Tác dụng đối với học sinh: Giúp HS tái hiện những gì đã biết, đã trải qua
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi GV có thể sử dụng các cụm từ sau: Ai…? Cái gì…? Thế nào …? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả …? Hãy liệt kê …?
VD: Thế nào là câu đơn, thế nào là câu phức?
Nêu định nghĩa và tính chất của tam giác cân ?
Hãy liệt kê một số vật liệu thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn
Câu hỏi hiểu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các giữ kiện, số liệu, các đặc điểm khi tiếp nhận thông tin.
Tác dụng đối với học sinh: HS có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
Cách tiến hành: Khi hình thành câu hỏi GV sử dụng các cụm từ: Hãy so sánh, hãy liên hệ, vì sao? Giải thích?
Hãy tính …? …
VD: Hãy tính diện tích hình lập phương khi biết các cạnh của nó ?
Hãy tính độ dài quãng đường khi biết độ dài quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.
Câu hỏi áp dụng:
nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu các đặc điểm …) vào tình huống mới.
Tác dụng đối với học sinh: HS hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm định luật.
Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Cách tiến hành: GV cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập VD để HS vận dụng các kiến thức đã học.
GV đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau để HS lựa chọn 1 câu trả lời đúng
VD: Làm thế nào để sử dụng thước dài đã bị gãy đầu có vạch số 0 ?
Câu hỏi phân tích: nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề từ đó tìm ra mối liên hệ hoặc chứng minh luận điểm, hoặc đi đến kết luận.
Tác dụng đối với học sinh: HS suy nghĩ có khả năng tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận riêng do đó phát triển được tư duy logic.
Cách tiến hành: Câu hỏi phân tích thường đòi hỏi HS phải trả lời : Tại sao? (khi giải thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt như thế nào ? (khi chứng minh luận điểm). Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
VD: Qua đoạn văn em thích điều gì nhất? Tại sao?
Câu hỏi đánh giá: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện hiện tượng… dựa trên các tiêu chí đã đưa ra.
Tác dụng đối với HS: Thúc đẩy HS tìm tòi tri thức, xác định giá trị.
Cách tiến hành: GV có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra đáp án các tiêu chí đánh giá … và đặt câu hỏi yêu cầu HS đánh giá.
VD: Theo em trong các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất? Vì sao?
Câu hỏi sáng tạo: nhằm kiểm tra khả năng của HS có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
Tác dụng đối với học sinh: Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng tìm ra nhân tố mới.
Cách tiến hành: GV cần tạo ra những tình huống những câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
VD: Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho những gia đình sống bên cạnh đường giao thông lớn có nhiều xe cộ qua lại.
Một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi
Dừng lại sau khi đặt câu hỏi.
Tích cực hóa tất cả học sinh.
Phân phối câu hỏi cho cả lớp
Tập trung vào trọng tâm
Phản ứng với câu trả lời của học sinh
Giải thích.
Liên hệ.
Tránh nhắc lại câu hỏi của mình
Tránh tự trả lời câu hỏi của mình
Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh
Giải thích: nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh.
Liên hệ: nâng cao chất lượng câu trả lời, phát triển mối quan hệ trong quá trình tư duy
Tránh nhắc lại câu hỏi của mình
Tránh tự trả lời câu hỏi của mình
Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh
VÍ DỤ:
Môn Toán: Hướng dẫn HS giải BT tính x và y trong hình vẽ khi luyện tập về hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông (hình học 9), GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
Bài toán đã cho yếu tố nào? Cần xác định yếu tố nào?
Nên tính đại lượng nào trước? Vì sao?
Tính y bằng cách nào? Sử dụng hệ thức nào?
Tính x bằng cách nào? Sử dụng hệ thức nào?
Có cách nào khác để tính x không?
2. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ
Trạng thái
xuất phát
Vật
cản
Trạng thái
đích
Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần
Trạng thái xuất phát: không mong muốn
Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
Sự cản trở
TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng …) để giải quyết.
S = п.r2
S = ???
Quy trình thực hiện
Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề
Phát hiện từ một tình huống gợi vấn đề
Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề được đặt ra.
Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
Bước 2: Tìm giải pháp: Tìm cách giải quyết vấn đề (theo sơ đồ).
Bước 3: Trình bày giải pháp: Trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp. Nếu vấn đề là đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lại vấn đề.
Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp
Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả.
Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề … và giải quyết nếu có thể.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bắt đầu
Phân tích vấn đề
Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết
Hình thành giải pháp
Giải pháp đúng
Kết thúc
+
-
Các mức độ trong dạy học giải quyết vấn đề
Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý học sinh để tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống. HS phát hiện nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp. HS thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá.
Mức 4: HS tự phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề.
1. Ưu điểm:
Rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh.
Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
Học sinh được lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
2. Hạn chế:
GV phải đầu tư thời gian, công sức, phải có năng lực sư phạm tốt.
Mất nhiều thời gian.
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
Một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn;
Lật ngược vấn đề; Xét tương tự; Khái quát hoá;
Khai thác kiến thức cũ, đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới;
Giải bài tập mà chưa biết thuật giải trực tiếp;
Tìm sai lầm trong lời giải; Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm...
Một số điều kiện nhằm đảm bảo tạo tình huống có vấn đề
HS phải nêu được điều chưa biết, cần tìm hiểu, chỉ ra được mối quan hệ giữa cái chưa biết với cái đã biết.
Tình huống có vấn đề phải kích thích được hứng thú nhận thức, tính tò mò ham hiểu biết, thích khám phá của học sinh.
Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
Vấn đề đặt ra cần phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề cần phải:
Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức đòi hỏi HS phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có.
Chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện là xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết.
Gây được cảm xúc mạnh đối với HS khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan đến vấn đề
Tình huống:
R1 = 20 cm, giá 20 nghìn đ
R2= 30 cm, giá 30 nghìn đ
Chiếc bánh nào giá rẻ hơn?
Bài toán tình huống
Một số lưu ý khi sử dụng PPDH GQVĐ
Tỉ trọng các vấn đề người học phát hiện & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể.
Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất các các tri thức quy định trong chương trình.
- Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau.
VD minh họa qua môn Toán:
Dạy về định lý tổng các góc trong của một tứ giác
B1: Phát hiện hoặc thâm nhấp vấn đề: 1 tam giác có tổng các góc bằng 180 độ. Cho tứ giác bất kỳ, có thể nói gì về tổng các góc trong của nó?
B2: Tìm giải pháp: Gợi ý cho HS quy lạ về quen, bằng cách tạo nên những tam giác trên hình vẽ tương ứng với đề bài.
B3: Trình bày giải pháp: HS trình bày lại quá trình giải quyết bài toán từ vẽ hình, ghi GT, KL đến việc CM.
B4: Nghiên cứu sâu giải pháp: Nghiên cứu trong trường hợp đặc biệt tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc đều là góc vuông.
VD minh họa qua môn Ngữ văn
Trong khổ cuối của văn bản “Sang thu” tác giả đã có những câu thơ thể hiện những suy ngẫm cá nhân. Theo em đó là những suy ngẫm gì?
3. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Là PP học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
PP thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập tạo cơ hôi cho các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cho HS được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung.
Hoạt động hợp tác trong nhóm HS cần thể hiện 5 yếu tố sau:
Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực.
- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân phải được phân công thực hiện một phần công việc và tích cực đóng góp vào kết quả chung.
- Khuyến khích sự tương tác.
- Rèn luyện các kỹ năng xã hội.
- Kỹ năng đánh giá.
Giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm học sinh
- Hướng dẫn hoạt động của nhóm học sinh
- Giáo viên theo dõi, điều khiển, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm.
- Tổ chức học sinh báo cáo kết quả và đánh giá.
- Sau khi học sinh nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản, tránh tình trạng giáo viên giảng lại toàn bộ vấn đề học sinh đã trình bày
Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Điều kiện để thực hiện có hiệu quả:
Phòng học đủ không gian
Bàn ghế dễ di chuyển
Nhiệm vụ học tập đủ khó để thực hiện dạy học hợp tác.
GV hiểu rõ bản chất của PP dạy học hợp tác, tránh hình thức, hời hợt.
Cần tạo cho HS thói quen học tập hợp tác, hình thành các kỹ năng điều khiển, tổ chức và các kỹ năng xã hội.
Đủ thời gian để học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả
Một số lưu ý
Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này.
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).
Tuỳ theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức HS làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp.
4. PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
Dạy học trực quan (trình bày trực quan) là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ sảo.
Phương pháp trực quan thể hiện dưới 2 hình thức:
Minh họa: thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng…
Trình bày: thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn chiếu, băng video. .. Thông qua việc trình bày của GV HS không chỉ lĩnh hội tri thức dễ dàng mà giúp HS học được những thao tác mẫu của GV, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ sảo.
PP trực quan
Quy trình thực hiện
- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh…
- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRỰC QUAN
Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau.
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
5. DẠY HỌC LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Luyện tập và thực hành nhằm củng cố bổ sung, làm vững trắc thêm các kiến thức lý thuyết.
Trong luyện tập thực hành thường nhấn mạnh tới việc lặp đi lặp lại với mục đích học thuộc những “đoạn thông tin”: đoạn văn, bài thơ, bài hát, quy tắc, định lý, công thức … đã học làm cho việc sử dụng các kỹ năng được thực hiện một cách tự động thành thục.
Ngoài ra trong luyện tập thực hành còn giúp HS áp dụng hay sử dụng một cách thông minh các tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Trong dạy học bên cạnh việc cho HS luyện tập một số chi tiết cụ thể, GV cần lưu ý cho HS thực hành phát triển kỹ năng.
QUY TRÌNH PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành
Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ
Thực hành đa dạng
Bài tập cá nhân
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hành
- Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn.
- Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán.
- Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS.
- Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập.
6. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, thái độ, việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.
Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kỹ năng, thái độ của một môn học hoặc một bài học cụ thể.
+ Thường được diễn ra trong thời gian không gian nhất định của một giờ học.
+ Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Trò chơi học tập nhằm hướng tới sự thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp học
QUY TRÌNH PP TRÒ CHƠI
Lựa chọn trò chơi,
Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết
Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi
Chơi thử (nếu cần thiết)
HS tiến hành chơi
Đánh giá sau trò chơi
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP TRÒ CHƠI
Một số lưu ý khi sử dụng PP trò chơi
- Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng. Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng HS.
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với chủ đề bài học, với HS, với điều kiện của lớp học.
- Cần có sự chuẩn bị tốt, mọi HS đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
- Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học.
- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.
Những điều kiện áp dụng các PP tích cực
- PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường. CBQL GD các cấp cần coi trọng đổi mới PPDH ;
- GV phải được đào tạo để thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng. GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động;
- GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, lành nghề, đầu tư nhiều công sức và thời gian
- HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực
- Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
- Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
- Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng KT-KN vào thực tiễn
Lưu ý khi đổi mới PPDH ở trường THCS
1. Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông.
2. Phù hợp với nội dung DH cụ thể.
3. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
4. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện DH của nhà trường.
5. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học
6. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
7. Tăng cường sử dụng các phương tiện DH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.
Tuỳ theo điều kiện dạy học cụ thể mà phát huy tính tích cực của HS ở mức độ:
Tích cực, Chủ động, Sáng tạo.
Phương châm đổi mới chung là tạo điều kiện để HS được:
“Suy nghĩ nhiều hơn,
thảo luận nhiều hơn,
làm nhiều hơn"
Tóm lại
Giáo viên
- Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực
- Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS
- Thử thách và tạo động cơ cho HS
- Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết
Học sinh
- Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức
- Khai thác, tư duy, liên hệ
- Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước
Mỗi người có một năng lực sử lý thông tin khác nhau, một kiểu tư duy và học tập khác nhau.
Do đó:
không có một PPDH nào phù hợp với mọi HS.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Xuân Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)