DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Chia sẻ bởi Võ Minh Tập | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT
Võ Minh Tập, Lớp sử IIIA (2005-2008)

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, trong quá trình cải cách giáo dục – đào tạo, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục – đào tạo đã thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, những thay đổi về phương pháp còn quá ít, quá chậm. Phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong các trường học chủ yếu là thuyết giảng có tính chất áp đặt của thầy, coi nhẹ hoạt động tích cực, chủ động của trò. Sự chậm trễ đổi mới phương pháp dạy học ở trung học phổ thông là trở ngại lớn cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra là đào tạo “người lao động tự chủ năng động, sáng tạo”. Để khắc phục tình trạng này, Nghị quyết TW 2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên” [5: 41].
Điều 28.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc diểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” [6: 77]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2. ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,...” Một vấn đề quan trọng là, nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp nhưng rất khó từ bỏ các phương pháp đã quen dùng. Do đó, muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì trước hết bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được để chủ động thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống đã thành thói quen và thực hiện các phương pháp mới phù hợp với thực tế hiện nay.
Đối với môn lịch sử, thực tế cho thấy rằng những năm gần đây, việc dạy lịch sử ở trường phổ thông đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung, phương pháp dạy học. Song vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Kết quả các kì thi vào Đại học khối C năm 2005, 2006, 2007 đã làm cho dư luận xôn xao và một số người đi đến kết luận là chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay quá kém. Sở dĩ có kết quả như vậy là có nhiều nguyên nhân. Chúng ta điều biết rằng, “số lượng học sinh thi vào các trường khối C hiện nay rất ít (khoảng 15-20%), song chỉ khoảng ½ trong số đó thực sự có khả năng và hứng thú với các môn khoa học xã hội. Còn lại đa số các em học kém toàn diện, không thể thi được các khối A B D đành thi vào khố C. Chính vì vậy mới có nhiều điểm 0 và những sai xót khó hiểu…Rõ ràng kết quả đó không phản ảnh chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Nhưng dù sao nó đã chỉ cho các nhà quản lí giáo dục và giáo dục lịch sử thấy rằng hiệu quả dạy học bộ môn ở các trường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra” [2:52]
Nguyên nhân của tình trạng chậm đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có nhiều nhưng chủ yếu do những nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết, là do quan niệm chưa đúng về bộ môn. Thứ hai, những tác động tích cực của cơ chế thị trường cũng làm cho chất lượng dạy môn lịch sử chưa tốt. Thứ ba, việc đào tạo giáo viên lịch sử cho các trường phổ thông trung học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Tập
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)