Dạy Học Theo Nhóm Nhỏ Ứng Dụng Trong Môn Ngữ Văn

Chia sẻ bởi Bích Nguyễn | Ngày 21/10/2018 | 133

Chia sẻ tài liệu: Dạy Học Theo Nhóm Nhỏ Ứng Dụng Trong Môn Ngữ Văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

DANH SÁCH
THÀNH VIÊN NHÓM
Nguyễn Thị Ngọc Bích
Huỳnh Thị Kim Liên
Huỳnh Gia Linh
Châu Kim Ngân
Nguyễn Đức Tuấn
Nguyễn Thị Sơn Tuyền
Nguyễn Thị Kim Phụng
Đặng Tường Vy
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO NHÓM NHỎ
2
3
NỘI DUNG
KHÁI NIỆM
4
Dạy học theo nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ.
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội hay là hình thức hợp tác của dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng.
5
Dạy học theo nhóm là cách thức giáo viện chia học sinh ra thành từng nhóm để thảo luận về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập.
KHÁI NIỆM
Người học
Nhóm
Tri thức
Giáo viên
6
BẢN CHẤT CỦA
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
7
NGƯỜI HỌC LÀ CHỦ THỂ TÍCH CỰC
CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Trong hoạt động học tập theo nhóm, học sinh không thụ động lĩnh hội tri thức mà học tích cực bằng hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức.
Hoạt động tích cực của người học biểu hiện qua hoạt động cá nhân, hợp tác với bạn, hợp tác với thầy, tự kiểm tra đánh giá, điều chỉnh,…
Người học thực sự là chủ thể sáng tạo của hoạt động học tập.
8
NHÓM VỪA LÀ MÔI TRƯỜNG
VỪA LÀ PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động học tập của người học trong nhóm là hoạt động tập thể hợp tác, thể hiện ở các sự tương tác trực tiếp giữa người học trong nhóm.
Khi tham gia vào hoạt động nhóm, mỗi người học đã tự nguyện gia nhập mối quan hệ phụ thuộc tích cực và toàn diện của hoạt động chung. Mối quan hệ này tạo ra một sức ép buộc người học phải liên kết và phối hợp hoạt động với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.
Sự liên kết và phối hợp hoạt động trong nhóm ở các yếu tố sau:
Liên kết mục tiêu
Liên kết về vai trò
Liên kết về nguồn lực
9
NHÓM VỪA LÀ MÔI TRƯỜNG
VỪA LÀ PHƯƠNG TIỆN
10
NHÓM VỪA LÀ MÔI TRƯỜNG
VỪA LÀ PHƯƠNG TIỆN
Hoạt động chung trong nhóm cũng yêu cầu tinh thần trách nhiệm cá nhân rất cao.
Tính hiệu quả của dạy học theo nhóm được thể hiện qua việc nhận xét và điều chỉnh hoạt động của nhóm.
11
GIÁO VIÊN LÀ NGƯỜI TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN, ĐIỀU KHIỂN
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
12
TRI THỨC LÀ MỤC ĐÍCH
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC
Yếu tố tri thức hay nội dung dạy học trong dạy học theo nhóm vừa là mục đích chiếm lĩnh, vừa là phương tiện, công cụ tương tác của người học. Đó là sự tương tác giữa người học và nội dung dạy học.
Làm gia tăng tính tích cực, độc lập sáng tạo của người học.
13
CÁC DẠNG TỔ CHỨC
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
14
15
ĐÁNH GIÁ
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
Ưu điểm
Nhược điểm
16
ƯU ĐIỂM
17
NHƯỢC ĐIỂM
18
TIẾN TRÌNH
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
19
TỔ CHỨC NHÓM
Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:
20
LÀM VIỆC THEO NHÓM
Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
21
LÀM VIỆC CHUNG CẢ LỚP
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp.
Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.
Trong quá trình thảo luận theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, người cố vấn, người động viên cổ vũ các nhóm làm việc theo nguyên tắc dân chủ, hợp tác tương trợ và tôn trọng lẫn nhau.
Giáo viên phải vừa là một người đạo diễn có tài, vừa là một “ trọng tài khoa học” đáng tin cậy của người học. Sau mỗi lần thảo luận nhóm, học sinh trình bày trước lớp thì giáo viên phải có sự nhận xét, đánh giá, tóm tắt ý tưởng của các nhóm và kết luận vấn đề,…
22
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
23
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ
VÀO BỘ MÔN NGỮ VĂN
Ví dụ: Trong tiết dạy bài “Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” sẽ có những hình thức tổ chức hoạt động nhóm như sau:
Chia nhóm theo số lượng: quy mô nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ sẽ giao cần đến ít hay nhiều người.
+ Nhóm nhỏ: nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau.
+ Nhóm lớn: nhóm theo 1 - 2 bàn học, thường hình thành bằng cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống bàn dưới.
24
* Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận vấn đề: “Anh/chị có nhận xét gì về sự mất cảnh giác của nhà vua khiến nước mất nhà tan trong tác phẩm “An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”?”
Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhanh, có thể không ghi ra giấy; hoặc có thể ghi nội dung ra giấy để trình bày.
Giáo viên gọi 1 đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét.
Giáo viên đúc kết nhận xét ghi bảng.
25
Chia nhóm theo tính chất như sau:
+ Nhóm ngẫu nhiên: được chia theo một cách ngẫu nhiên, không tính đến đặc điểm của người trong nhóm.
+ Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau (thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.
+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa chọn bạn cùng sở thích, có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó tạo thành một nhóm. (Giáo viên thường giao việc cho học sinh thực hiện ở nhà)
Nhóm có thời gian chuẩn bị trước ở nhà (thường là những kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm,…)
26
* Trước khi học đến tác phẩm truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy” (Ngữ văn 10), để giúp các em tiếp cận và hiểu thêm về đoạn trích, giáo viên định hướng giao việc nhiệm vụ cho các nhóm về nhà sưu tầm và tìm hiểu các vấn đề:
+ Đặc điểm thể loại truyền thuyết?
+ Những di tích nào còn sót lại sau truyền thuyết“An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”?
+ Tóm tắt và xác định bố cục văn bản “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
27
Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng phiếu học tập:
Phiếu học tập là một trong những công cụ nhằm tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập, đồng thời cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, kĩ năng, nhiều đối tượng và chữa những lỗi cơ bản, phổ biến. Mỗi phiếu học tập, giáo viên có thể giao câu hỏi cho mỗi nhóm, nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là qua việc sử dụng phiếu học tập, học sinh được phát triển kĩ năng tư duy, làm tăng hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên các thành viên trong nhóm:…..................
Nội dung thảo luận:……..........................................
Phần trả lời:………………………………………...
28
Kết quả đạt được:
- Giáo viên:
+ Rút ra được những kĩ năng cần thiết trong khi tổ chức và quản lí điều hành hoạt động của nhóm;
+ Biết được đặc điểm của mỗi học sinh, ghi nhận thành tích của học sinh tích cực nhất;
+ Động viên, biểu dương khi các em nói hay, diễn đạt tốt. Khuyến khích những học sinh còn rụt rè, tạo cơ hội cho các em đó hoà mình vào trong công việc của nhóm;
+ Tránh phê phán hay phủ nhận ý kiến của học sinh;
+ Giáo viên thực hiện vai trò trợ giúp;
+ Giáo viên tổng kết.
29
Kết quả đạt được:
- Học sinh:
+ Bằng hoạt động thảo luận trong nhóm, nội dung bài học được nắm vững hơn qua con đường độc lập suy nghĩ và hợp tác hoạt động trong trao đổi, thảo luận với các thành viên khác;
+ Học sinh nắm vững nội dung bài học, vừa bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn;
+ Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập (vì có phần thi đua giữa các nhóm);
+ Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem; từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
30
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bích Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)