Day học theo nhóm

Chia sẻ bởi Bùi Quốc Tuệ | Ngày 23/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: Day học theo nhóm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ Ở TRƯỜNG THCS
Xin chào quý thầy cô đến với chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy học h?p tác trong nhóm nhỏ

LÝ DO
Phương pháp dạy học có quan hệ chặt chẽ với các thành tố của quá trình dạy học; định hướng đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam:

Nghị quyết Trung ương II khóa VIII khảng định: " Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học".

Định hướng trên được pháp chế hóa trong Luật giáo dục, các văn bản của Chính phủ và của Bộ giáo dục và đào tạo. Chính vì thế mà hiện nay các nhà trường đang rất chú ý đến việc đổi mới phương pháp và nội dung chương trình sách giáo khoa, đang hướng vào nhóm phương pháp Lấy học sinh sinh làm trung tâm.

Một trong những phương pháp dạy học Lấy học sinh sinh làm trung tâm, trong đó có phướng pháp dạy học theo nhóm nhỏ (hợp tác), đang được các nước trên thế giới sử dụng nhiều.
Nhưng thực tế thì trong cách thức tổ chức của giáo viên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn như: chưa hiểu sâu sắc về phương pháp; đôi khi lạm dụng phương pháp tổ chức học tập theo nhóm nhỏ; cách thức tổ chức còn lúng túng dẫn tới không chủ động về thời gian, gây ồn ào,.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. KHÁI NIỆM DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ

Theo A.T. Francisco (1993): "Dạy học hợp tác trong nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập".
Vai trò của nhóm nhỏ
1.1 . Học tập nhóm nhỏ nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi.
Tất cả học sinh trong nhóm giúp đỡ, trao đổi và hợp tác với nhau. Điều đó tạo nên một môi trường học tập cởi mở. Các thành viên của nhóm cảm thấy tự do hỏi nhau những vấn đề mình còn chưa hiểu. Với việc thảo luận cùng các thành viên khác của nhóm và của lớp, khó khăn thường vượt qua, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn.
1.2. Học tập nhóm tạo nên các nhóm nhỏ có khả năng học tập.
Để lĩnh hội những khái niệm khó, giáo viên có thể chia các học sinh thành các nhóm nhỏ và cho phép họ tiếp tục thảo luận theo chủ đề của bài giảng. Những học sinh nhanh hiểu có thể giúp những học sinh chậm hiểu không bị tụt hậu với nhóm. Trong một vài trường hợp, giáo viên có thể lụa chọn làm việc với một nhóm riêng biệt học sinh (nhanh hay chậm hiểu) trong khi các thành viên còn lại của lớp làm những bài tập được giao.
1.3. Học tập nhóm nâng cao thành tích học tập của lớp học.
Mỗi thành viên của nhóm chịu trách nhiệm về thành tích của nhóm mình và cũng yêu cầu sự tự giác của các thành viên khác trong nhóm.
1.4. Học tập nhóm giúp cho học sinh sáng tạo hơn.
Các học sinh có thời gian làm việc độc lập và tự giải quyết các vấn đề. Học sinh được tự do lựa chọn cách học của riêng mình. Điều đó làm cho học sinh tự do hơn trong trong cách giải quyết các vấn đề.
2. TỔ CHỨC VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
HỌC TẬP THEO NHÓM NHỎ
2.1. Caùc daïng hình thöùc hoïc taäp theo nhoùm
a. Hình thöùc hoïc taäp theo nhoùm thoáng nhaát: Taát caû caùc hoïc sinh ñeàu thöïc hieän nhöõng nhieäm vuï nhö nhau.
b. Hình thöùc hoïc taäp theo nhoùm phaân hoùa: Nhöõng nhoùm khaùc nhau thöïc hieän nhöõng nhieäm vuï khaùc nhau trong khuoân khoå ñeà taøi chung cho taát caû lôùp.
2.2. Caùch thaønh laäp nhoùm:
Vieäc phaân chia nhoùm thöôøng döïa treân soá löôïng hoïc sinh, tuøy theo chuû ñeà baøi hoïc, hay caùc ñaëc ñieåm cuûa hoïc sinh (giôùi tính, sôû thích, söï hieåu bieát,…).
Coù raát nhieàu caùch chia nhoùm, coù theå hoaøn toaøn ngaãu nhieân (nhaát laø luùc môùi baét ñaàu khoùa hoïc) hoaëc tuøy theo tieâu chuaån cuûa giaùo vieân, khoâng neân ñeå caùc hoïc sinh töï löïa choïn maø khoâng coù tieâu chuaån (caùc em coù theå xeáp nhoùm vôùi baïn beø vaø khoâng hoaït ñoäng tích cöïc).
- Cấu trúc của các nhóm có thể giữ nguyên qua suốt một tiết học hoặc thay đổi, tùy theo đặc điểm của mỗi bài học.
- Số lượng các thành viên có thể là:
+ Số lượng tối ưu trong một nhóm, nếu căn cứ vào cơ sở tiếp nhận thông tin mới và đề xuất được ý tưởng thì nên từ 5 - 7 học sinh.
+ Phụ thuộc vào kích thước phòng học, điều kiện bàn ghế và những điêu kiện thực tế thì hợp lý hơn cả là nhóm 4 học sinh.
+ Đặc biệt có thể có từ 6 -15 học sinh.
Nhóm trưởng
Nhóm nói chung là không có nhóm trưởng mà chỉ thay nhau làm đại diện cho nhóm trong trong những thời điểm nhất định. Song trong hoàn cảnh trình độ tổ chức của các thành viên yếu thì có thể cử nhóm trưởng trong thơi gian đầu. Khi các thành viên trong nhóm đã quen dần với tổ chức học nhóm thì có thể loại bỏ.
Vai trò của nhóm trưởng
Chuẩn bị nội dung:
Xác đinh mục tiêu;
Cung cấp tư liệu cho từng thành viên trong nhóm;
Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm;
Bố trí chỗ ngồi hợp ly.�
Khởi động thảo luận:
- Tạo bầu không khí bằng cách vào đề một cách sinh động (chân tình, thoải mái).

Trong thời gian thảo luận:

Điều động mọi thành viên tham gia tích cực bằng cách:
- Lắng nghe, khuyến khích, đảm bảo an toàn cho người rụt rè, khéo ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi quan sát phản ứng của từng người;
- Khai thác nội dung bằng bản thân hay nhờ người khác đặt câu hỏi kích thích tư duy mọi người;
- Phát hiện những khác biệt hay mâu thuẫn trong các phát biểu;
- Nối kết những ý rời rạc thành một hệ thống;
- Chưa kết luận khi chưa phân tích, chưa phân tích khi chưa biết hết dữ liệu.
2.3. Cách sắp xếp theo nhóm nhỏ

Các nhóm cần có chỗ thoải mái. Đôi khi cần chia các nhóm ra các phòng khác nhau để giảm bớt xao lãng và ồn ào.

2.4. Các bước tiến hành hoạt động nhóm

Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp một số thông tin để định hướng cho hoạt động nhóm. Nên giới thiệu mục tiêu và nội dung theo cách nhìn của học sinh để các em có thể hiểu ngay yêu cầu và lý do cho các hoạt động của các em.


Chă�ng hạn

Mỗi nhóm và từng thành viên cần làm gì
Tại sao cần làm như vậy
Trong thời gian bao lâu
Hoạt động ở đâu
Khi hoàn tất cần làm gì (đợi nhóm khác hay giải lao)
Nếu cần báo cáo cho cả lớp, thì yêu cầu báo cáo như thế nào ( trên giấy,.)

Chă�ng hạn
Nếu cần báo cáo cho cả lớp, thì yêu cầu báo cáo như thế nào ( trên giấy,.)

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động nhóm (chỉ một người nói, tất cả cùng nghe)
Khi gặp khó khăn hoặc thắc mắc, nhóm sẽ làm gì
Tất cả các hành viên có cần thêm sáng tỏ trước khi bắt đầu.
Sau đó đề ra nhiệm vụ cho các nhóm.

Bước 2: Thảo luận nhóm. Từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàng trao đổi ý kiến, để giáo viên dễ dàng quán sát, động viên hoặc gợi ý nếu cần trong quá trình hoạt động của nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
Bước 3: Thảo luận lớp: Các nhóm báo cáo trước lớp nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả chủ đề.
2.5. Nhiệm vụ của giáo viên khi các nhóm nhỏ làm việc:
Điều động các nhóm hoạt động
Đi khắp các nhóm theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất không
Tìm những sai lầm mà các nhóm mắc phải, sai lầm điển hình, sai lầm chưa sửa chữa được
Đặt câu hỏi bổ sung
Nhắc lại các ý kiến
Nhấn mạnh các khái niệm, ý quan trọng

2.5. Nhiệm vụ của giáo viên khi các nhóm nhỏ làm việc:

Tóm tắt, lên kết các báo cáo của nhóm trong nội dung bài học

Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn giáo viên có thể tham gia vào với tư cách chỉ đạo thảo luận nhằm giải quyết khó khăn đó.
II. THỰC TẾ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG THCS


II. THỰC TẾ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG THCS
Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, từ khi thực hiện việc đổi mới phương pháp và nội dung sách giáo khoa bậc phổ thông cho đến nay, các nhà trường tại địa phương huyện Trần Văn Thời nói chung, thị trấn Sông Đốc nói riêng đã và đang được áp dụng. Song việc áp dụng cũng còn nhiều vấn đề cần bàn:
1. Ưu điểm
Tất cả học sinh được tham gia thảo luận nên việc giải quyết nhiệm vụ dễ dàng, hướng tới việc dạy học "lấy người học làm trung tâm".
Tạo môi trường học tập tốt, mỗi cá nhân phát huy được tính độc lập, sáng tạo, khả năng diễn đạt trước đám đông và tính hợp tác cao.

1. Ưu điểm
Ý thức tập thể tốt, khả năng tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm cao.
Khi thay đổi cấu trúc nhóm, tạo cơ hội để cá nhân phát huy khả năng trao đổi, giáo tiếp và quản lý để sau này ra đời sống công tác có sự hợp tác trong công việc, trong việc quyết định một vấn đề lớn của đơn vị. Điều này phù hợp với mục đích của giáo dục thế ký XXI.

2. Khuyết điểm và tồn tại
Trong thực tế việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gặp rất nhiều khó khăn: cơ sở vật chất, sĩ số lớp đông,.
Tốn kém về thời gian và kinh phí, dễ gây ồn ào.
Dễ dẫn tới học sinh không tham gia đồng đều, hình thức.


2. Khuyết điểm và tồn tại
Chuẩn bị cho tiết dạy rất công phu, thiếu dụng cụ học tập
Nhiều giáo viên lạm dụng phương pháp hoặc thiếu sự kiếm soát
Chia nhóm theo chỗ ngồi thường ngày, thường là các em ngồi gần nhau thành một nhóm, dẫn đến nhàm chán trong thảo luận nhóm
Học sinh thiếu tự tin khi trình bày kết quả, khả năng diễn đạt yếu

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ.
1. Theo tác giả Phan Trọng Ngọ (2005, trường ĐHSP Hà Nội):
Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có sự liên kết với nhau.
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhóm trưởng và thơ kí.
Tại mỗi thời điểm, mỗi nhóm chỉ làm việc với một chủ đề.
Thực hiện thảo luận theo quy trình: Xác nhận vấn đề, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm luận cứ chứng minh hay bác bỏ giả thuyết, đánh giá và thống nhất các giải pháp.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ.
Các sản phẩm thể hiện trên văn bản.
Thái độ thân thiện, gần gũi và cởi mở của giáo viên khi đi kiểm tra các nhóm (có thể tham gia với nhóm).
Bất kì thảo luận nào cũng phải có kết luận, giáo viên ghi chép, đánh giá, tóm tắt ý tưởng của các nhóm để các nhóm phát hiện ý tưởng của mình và có sự khuyến khích bằng nhiều hình thức khác nhau.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ.
Ý khác:
Tập huấn công tác nhóm trưởng cho cả lớp khi bước vào đầu khóa học, nhất là đối với học sinh đầu cấp học để các em dễ tiếp nhận công việc.
Giáo viên phải chuẩn bị tốt về tâm lý, nội dung để chọn chủ đề tương ứng, chia nhóm phù hợp.
Sĩ số lớp vừa đủ và ổn định (khoảng 25 - 30 học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Quốc Tuệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)